Paris hoa lệ thành "bãi chiến trường" vì biểu tình bạo loạn

Đại lộ Champ-Elysee giữa thủ đô Paris, nơi vài tuần trước còn trang nghiêm và sạch sẽ đón hàng chục nhà lãnh đạo thế giới tới kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I, nay trông không khác bãi chiến trường vì các cuộc biểu tình bạo loạn của phe “áo gile vàng”.

Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner cho biết, khoảng 36 nghìn cảnh sát được huy động để bảo vệ trật tự trên cả nước, riêng Paris triển khai khoảng 5.500 cảnh sát. Những ai muốn vào đại lộ Champs Elysees phải xuất trình giấy tờ tùy thân và kiểm tra an ninh.
Đại lộ Champ-Elysee giữa thủ đô Paris, nơi vài tuần trước còn trang nghiêm và sạch sẽ đón hàng chục nhà lãnh đạo thế giới tới kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I, nay trông không khác bãi chiến trường vì các cuộc biểu tình bạo loạn của phe “áo gile vàng”.
Các cuộc biểu tình của phong trào “Áo gile vàng” (Gilets Jaunes) chống giá xăng dầu tăng cao tiếp tục diễn ra tại Pháp, đáng chú ý các cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn nghiêm trọng chưa từng thấy tại nhiều quận ở thủ đô Paris, AP ngày 2-11 đưa tin.
Những người biểu tình “áo gile vàng” phóng hỏa xe cộ, đập vỡ cửa sổ, cướp bóc cửa hàng và xịt sơn lên Khải Hoàn Môn trên Đại lộ Champ-Elysee, gây ra cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có. Cảnh sát Pháp sau đó đã phải điều động lực lượng tới để ngăn chặn những kẻ quá khích.
Trong ngày 1-12, sở cảnh sát Paris cho biết họ đã bắt giữ 287 người, ít nhất có 110 người bị thương, trong đó có 17 cảnh sát. Nhà chức trách ước tính có đến 3.000 kẻ phá hoại trà trộn lẫn trong những người biểu tình.
Bị phản đối, những người biểu tình quá khích tìm cách phá các hàng rào an ninh, khiến tình hình thêm khó kiểm soát.
Đây là cuối tuần thứ ba liên tiếp mà các vụ đụng độ nổ ra ở Paris với những người mặc áo gile màu vàng huỳnh quang của một phong trào phản đối mới. Đây là vụ bạo động đô thị nghiêm trọng nhất ở Pháp kể từ năm 2005.
Từ Argentina, Tổng thống Emmanuel Macron cho biết, những phần tử gây bạo loạn đụng độ với cảnh sát ở Khải Hoàn Môn sẽ phải đối mặt với công lý. “Tôi sẽ luôn tôn trọng người biểu tình, lắng nghe những người phản đối, nhưng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận bạo lực”, ông Macron khẳng định. “Không có sự biện minh nào cho việc tấn công cảnh sát, cướp phá các cửa hiệu”.
Làn sóng biểu tình bùng nổ trên khắp nước Pháp để phản đối quyết định tăng thuế dầu diesel lên 0,07 euro/lít trong cuối năm 2018 của Tổng thống Macron.Giá dầu diesel, loại nhiên liệu phổ biến nhất cho ôtô ở Pháp, đã tăng 23% trong 12 tháng qua. Quyết định tiếp tục tăng thuế khiến người dân phẫn nộ, họ cho rằng giá tiêu dùng sẽ “phi mã” trong năm 2019.
Bộ Nội vụ Pháp cho biết có ít nhất 75.000 người đã xuống đường biểu tình vào cuối tuần này. Tuy nhiên, các nhà quan sát nói rằng con số này có thể chạm mốc 300.000 người. Khi cuộc biểu tình “áo vàng” đầu tiên diễn ra vào hôm 17-11, có gần 300.000 người trên toàn nước Pháp tham gia.
Trong hơn hai tuần qua, các cuộc biểu tình của phong trào này đã gây ra tình trạng tắc nghẽn tại nhiều tuyến đường trên toàn quốc và đây được coi là một trong những thách thức lớn và khó tháo gỡ nhất mà Tổng thống Emmanuel Macron phải đối mặt trong 18 tháng cầm quyền. Ông Macron hiện có tỷ lệ ủng hộ thấp kỷ lục, ở khoảng 25%.

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN