Khi Eisenhower chuyển giao Nhà Trắng cho Kennedy, chính sách ủng hộ Diệm vẫn được duy trì, không phải vì nó đạt được các mục tiêu của Mỹ, mà bởi chỉ một chút lung lay thôi cũng sẽ có nguy cơ làm sụp đổ nỗ lực 8 năm trời của chính quyền để giữ cho chuỗi domino đứng vững. Các thành tựu của Eisenhower ở Việt Nam mang tính chất phủ định: không có chiến tranh, nhưng cũng chẳng có hòa bình. Đó là kết quả của những lựa chọn không có giải pháp và ngày càng hạn hẹp.
Tôn giáo, đặc biệt là Công giáo, đã đóng vai trò như một công cụ quan trọng đầu tiên để Hoa Kỳ, cụ thể là CIA, sử dụng để tạo vốn chính trị cho Ngô Đình Diệm ngay sau khi Hiệp định Geneve được ký kết.
Trong bầu không khí trầm trọng của Chiến Tranh Lạnh tại Đông Á và Đông Nam Á, sự giới thiệu ông Fishel với ông Diệm đã diễn ra thông qua các nỗ lực của Komatsu Kiyoshi, một văn sĩ và thông dịch viên người Nhật, cũng là một người hoạt động chính trị độc lập.
Một trong những người biện hộ ngoài chính quyền hiển hiện nhất cho sự can dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam như một sự phòng vệ cho quốc gia và bản thân chế độ dân chủ là Francis Cardinal Spellman, tổng giám mục Công Giáo La Mã ở New York.