1. Nước Nga giữa một thời điểm đầy biến động
Ngày 22/3 vừa qua, ở Nga đã xảy ra vụ tấn công khủng bố dã man tại nhà hát Crocus City Hall, thành phố Krasnogorsk, ngoại ô thủ đô Moskva. Chỉ ít ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga với số phiếu cao chưa từng thấy, vào khoảng 20 giờ tối, một nhóm vũ trang đã tiến hành xả súng và dùng dao đâm những người có mặt tại buổi hoà nhạc ở nhà hát, đồng thời sử dụng thiết bị gây cháy để đốt nhà hát. Vụ tấn công đã khiến hơn 140 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương, trở thành thảm kịch khủng bố lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại, kể từ sau sự kiện vây hãm trường học Beslan vào năm 2004. Hiện cảnh sát Nga đang điều tra về những người đứng sau vụ tấn công này.
Vụ khủng bố xảy ra trong bối cảnh chiến sự Ukraine – Nga đã đi đến thời kì đỉnh điểm của xung đột và leo thang căng thẳng. Đặc biệt, sự hiện diện của lực lượng quân sự NATO tại Ukraine lúc này càng cho thấy rõ việc phương Tây đã và đang ra sức hậu thuẫn cho Ukraine, đồng thời sẵn sàng làm tất cả mọi việc để đảm bảo Ukraine có thể “lật ngược thế cờ” trước Nga. Không những viện trợ vũ khí, NATO còn huy động một nguồn nhân lực lớn, bao gồm cả các nhân viên tình báo, sĩ quan chỉ huy tác chiến để hỗ trợ Ukraine. Những lực lượng này đã giúp Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ của Nga, phá nhiều cơ sở lọc dầu, vận tải, nhà máy điện, cơ sở quân sự… gây tổn thất nghiêm trọng cho nhân dân và quân đội Nga. Các nhà lãnh đạo Nga lên án các cuộc tấn công vào nội địa Nga của UK là hoạt động khủng bố và Nga đã đánh trả quyết liệt.
Ở mặt trận, ngoài những thiệt hại mà quân đội Ukraine phải gánh chịu, thì nhiều sĩ quan và quân lính NATO cũng đã bị Nga tiêu diệt ở các địa điểm khác nhau như Kakhovka, Kiev, Odessa… Có tin một Chuẩn tướng Ba Lan Adam Marczak – người được quân đội Ba Lan thông báo đã “đột tử vì nguyên nhân tự nhiên” khi đang làm nhiệm vụ ở Mons, Pháp – thực tế đã chết trong cuộc oanh kích Kiev ngày 27/3. Rất nhiều sĩ quan, binh lính Pháp tham gia hỗ trợ Ukraine cũng bị Nga tiêu diệt. Nga vừa đưa tin đã tiêu diệt 2 vị tướng và 50 cấp chỉ huy của NATO.
Sáng ngày 24/3, Ba Lan đã tố cáo Nga đã phóng tên lửa vào không phận Ba Lan trong khoảng 39 giây. Sau sự kiện này, Ba Lan cũng đã triệu tập đại sứ Nga đến Bộ ngoại giao Ba Lan để giải trình, tuy nhiên Đại sứ Nga đã từ chối. Trước tình hình đó, NATO đã lên tiếng cho rằng Nga xâm phạm vào một trong những lãnh thổ thuộc NATO. Ngay sau đó, vào ngày 28/3, NATO đã triển khai một hệ thống phòng không sát biên giới Ukraine, kéo dài dọc biên giới Ba Lan và một loạt các nước khác để cảnh cáo Nga. Có thể nói, hành động đáp trả từ phía NATO và Nga đều cho thấy sự căng thẳng giữa hai bên đã đẩy lên đến đỉnh điểm, và nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO đang cận kề ngay trước mắt.
2. Một số thông tin điều tra ban đầu
Theo thông tin được cập nhật từ Cơ quan Điều tra An ninh Nga, hiện Nga đã phát hiện được rất nhiều chứng cứ liên quan đến vụ khủng bố. Trước hết, Cơ quan Điều tra Liên bang Nga thông báo ngoài 4 tên bắt được ở biên giới giáp Ukraine ngày 23/3/2024, đã bắt tiếp 12 đối tượng tình nghi ở Moskva, trong đó có tên nhận một số tiền lớn từ Ukraine, được chuyển bằng phương thức kĩ thuật số để thực hiện vụ khủng bố Crocus.
Cơ quan An ninh Nga cũng cung cấp một số thông tin của Israel liên quan đến hoạt động khủng bố. Cụ thể, vào khoảng tháng 3/2024, Cơ quan Tình báo Israel đã có thông tin về các vụ khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Nhưng do mâu thuẫn, bất đồng giữa Cơ quan Tình báo Israel và Chính phủ Israel nên họ không chuyển thông tin nói trên cho phía Nga. Trong bối cảnh giữa Nga và Israel có mâu thuẫn về vấn đề ngoại giao liên quan đến xung đột ở Dải Gaza, Israel đã quyết định chuyển toàn bộ dữ liệu liên quan đến khủng bố ở Nga – Thổ Nhĩ Kỳ cho Mỹ.
Trước đó, Tình báo Nga cũng phát hiện, trước thời gian vụ khủng bố xảy ra, đơn vị an ninh GUR của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine đã tiến hành những phiên họp tại vùng Alkara, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, với đại diện của nhóm người đến từ Cộng hoà Tajikistan, Kyrgyzstan. Nhóm có đem theo phiên dịch tiếng Anh và trong cuộc họp của nhóm cũng có một số chuyên gia đến từ Anh. Ngoài ra, nhóm này còn có sự liên lạc với các nhóm Hồi giáo cấp tiến ở châu Phi.
Theo tin của Tình báo Nga cung cấp, Thổ Nhĩ Kỳ đã truy bắt được 32 tên tình nghi người Tajikistan và 9 tên người Kyrgyzstan liên quan tới vụ khủng bố. Qua việc bắt giữ nhóm người này, an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã thu được hàng loạt dữ liệu quan trọng liên quan đến khủng bố, lấy ra từ những thiết bị lưu trữ máy tính. Trong đó, một lượng lớn thông tin có liên quan đến những tình tiết về các vụ khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Nhóm khủng bố này có cơ sở huấn luyện bí mật trong lãnh thổ Nga. Nhờ vào nguồn tin đó, Cơ quan An ninh Nga đã tập kích và bắt được những tên còn lại lẩn trốn ở Moskva. Ngoài ra, Cơ quan Điều tra An ninh Nga cũng cung cấp thông tin cho lực lượng An ninh Tajikistan và họ đã bắt thêm được 7 tên tình nghi có dính líu, quan hệ với tổ chức khủng bố IS và liên quan đến vụ khủng bố ở Moskva.
Cơ quan Điều tra Liên bang Nga cho biết, qua lời khai của các tên tội phạm này, ngoài hoạt động khủng bố, chúng còn tham gia hoạt động sản xuất muối aphetamin, và liên quan đến các vụ buôn bán phụ nữ, tổ chức các hoạt động nhà thổ cho những kẻ cực đoan ở Trung Á, trong đó có Afganistan. Tất cả nhóm khủng bố khi bị bắt đều trong trạng thái rất hung bạo do sử dụng ma tuý.
Ông Khodojorov – một trong những sĩ quan của Cơ quan Tình báo Ukraine đã đào thoát sang phía Nga, trở thành một trong những nhân viên an ninh của Nga – nói rằng, Tình báo Ukraine đã thiết lập mối quan hệ với tổ chức khủng bố IS từ lâu. Ông cũng cho biết, khi còn làm việc ở Ukraine, ông đã phát hiện các nhóm Hồi giáo cấp tiến có những vụ mua bán vũ khí lậu với quân đội Ukraine. Và ông cũng trích dẫn lời khai của một tên khủng bố ở tỉnh Lviv rằng chỉ mất 2 tuần, vũ khí của Ukraine đã xuất hiện trong tay lực lượng Hồi giáo cấp tiến ở vùng này.
Ông Jimmy Dore, một nhân vật nổi tiếng trong truyền thông Mỹ, cho biết bà Victoria Nuland – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ – không phải đã về hưu như thông tin đã đưa, mà đã bị sa thải. Một trong những lí do chính là bà đã tổ chức các hoạt động liên quan đến vụ khủng bố ở Moskva xảy ra trong những ngày vừa qua. Bà Nuland đã có mặt ở Ukraine một tuần trước khi bị sa thải. Khi đó, bà rất tự hào nói với mọi người rằng, “Ukraine của chúng ta đang chuẩn bị cho Putin một món quà bất ngờ và cực kì khó chịu”.
Ông cũng nhận định rằng, khả năng bà Nuland bị sa thải là do có liên quan tới kế hoạch khủng bố của Ukraine ở Moskva. Lời nói của bà được ghi lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có cả phát ngôn trực tiếp rằng Putin sẽ nhận được “một món quà bất ngờ và cực kì khó chịu trong thời gian tới”. Bà Nuland đã đưa ra tuyên bố như vậy trong một đêm khuya ở Kiev, tại một quảng trường rất tạm bợ, ngoài ra không có nghị sự gì khác.
Các nhà quan sát cho rằng, bà Nuland đã biết trước kế hoạch khủng bố. Điều này làm cho phía Mỹ rất khó giải thích sự liên quan của Mỹ khi Nuland là Thứ trưởng Ngoại giao, đã trải qua 20 năm giúp Mỹ vạch kế hoạch chống Nga.
Ngày 10/4/2024, Uỷ ban Điều tra Liên bang Nga cho biết, số tiền tài trợ của những kẻ khủng bố tấn công vào nước Nga trong suốt những năm vừa qua đều từ công ty Burisma Holdings – công ty hoạt động trên lĩnh vực khí ga, dầu khí và năng lượng của Ukraine. Công ty này được thành lập bởi ông Mykola Zlochevsky, Bộ trưởng Bộ Sinh thái và Tài nguyên thiên nhiên Ukraine dưới thời Tổng thống Viktor Yanukovych. Nga phát hiện công ty này cũng tài trợ cho các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học của Ukraine ở gần biên giới Nga.
Năm 2020, Uỷ ban Quản trị của công ty này đã tiết lộ rằng, chính Hunter Biden (con trai Tổng thống Biden) là thành viên Hội đồng Quản trị của công ty này từ năm 2014 – 2019 khi ông Biden còn làm Phó Tổng thống cho Obama. Một loạt các nhà tài phiệt của Ukraine, trong đó có tỉ phú Igor Kolomoisky – người hậu thuẫn cho Tổng thống Zelensky từ cuộc tranh cử năm 2019 đến nay, cũng là thành viên của Burisma Holdings.
Một số nhà lập pháp Nga đã tiến hành điều tra và khám phá ra những bằng chứng chính quyền Ukraine đã cho dừng cuộc điều tra chống tham nhũng liên quan đến công ty Burisma Holdings và các quan chức của công ty này, để đổi lấy một khoản tiền lớn giúp chính quyền Zelensky mua máy bay không người lái (UAV) sử dụng để tấn công vào các trung tâm dân sự của nước Nga.
Uỷ ban Điều tra Nga đã bắt đầu lập phiên toà hình sự liên quan tới tài trợ khủng bố bởi các quan chức người Mỹ và các nước NATO, thông qua một loạt những nỗ lực điều tra ban đầu, cùng với các tổ chức tình báo khác như Uỷ ban Tài chính, các nguồn tiền ra vào, đã xác định nhiều hàng triệu đô la dc chuyển đến Ukraine, và dính líu đến một loạt cá nhân trong các tổ chức chính phủ, thương mại, tư nhân, tổ chức công và các quốc gia phương Tây.
Bà Svetlana Petrenko, phát ngôn viên của Ủy ban Điều tra Nga cho biết, Nga đã thu thập được một khối lượng khổng lồ chứng cứ về những hành động khủng bố được tiến hành trực tiếp dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Kiev và lãnh đạo các tổ chức an ninh Ukraine như SBU, GUR và các cấu trúc an ninh khác của các quốc gia láng giềng. Những hành động khủng bố này được lên kế hoạch và có sự tham gia của các đơn vị vũ trang Ukraine như Tiểu đoàn Azov. Bọn chúng nhận lệnh chỉ huy ở nước ngoài.
3. Những thông điệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin
Ngày 28/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu về mối quan hệ giữa Nga và NATO, đồng thời gửi tới người dân Nga những thông điệp liên quan tới thảm kịch khủng bố mà nước Nga đang phải hứng chịu.
Về căng thẳng giữa Nga và NATO, ông Putin nêu rõ:
“Nga không tiến đến biên giới NATO, nhưng NATO đã đến rất gần với chúng ta. Chúng ta đang làm tất cả mọi thứ để bảo vệ người dân của mình. Nếu như sau sự sụp đổ của Liên Xô, một hệ thống an ninh đã được xây dựng, thiết lập và tôn trọng ở châu Âu, thì chắc chắn chúng ta đã không cần thiết đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Những tuyên bố và phát biểu của các lãnh đạo châu Âu và phương Tây cho rằng Nga sẽ tấn công châu Âu là điều rất điên rồ và ngớ ngẩn. Những nước chư hầu của người Mĩ vốn không cần bất kì một lí do nào để sợ hãi điều đó. Những lời đồn về việc chúng ta tấn công Ba Lan, Baltic và Cộng hoà Czech là một cách lừa dối người dân châu Âu, và để lãnh đạo EU tăng cường ngân sách dành cho quốc phòng giữa bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng khó khăn.
Lực lượng phòng không, không quân của chúng ta đã hoạt động một cách có hiệu quả gần như hoàn hảo ở chiến dịch quân sự đặc biệt. Nếu như máy bay F16 ở Ukraine được NATO viện trợ, thì tình huống chắc chắn cũng sẽ không thay đổi ở chiến trường. Nước Nga sẽ phá huỷ tất cả những máy bay đó. Và đặc biệt, nếu máy bay F16 tấn công chúng ta lại xuất phát từ một căn cứ không quân của nước thứ ba, chúng sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Liên bang Nga. Chúng ta sẽ huỷ diệt tất cả vũ khí của NATO cũng như bất kì loại máy bay, xe tăng và bất kì loại vũ khí nào”.
Về vụ khủng bố tại Nhà hát Crocus, Tổng thống Vladimir Putin chỉ đích danh phương Tây và âm mưu chia rẽ dân tộc Nga qua sự kiện này:
“Phương Tây cố làm tan rã nước Nga đa sắc tộc, kích động bạo lực và rối loạn liên quan đến vấn đề sắc tộc. Cuộc khủng bố tại Crocus vừa qua chính xác là nhằm vào điều này.
Những ngày qua, tôi đã nghe những người yêu nước nói, “trong xã hội chúng ta, nước Nga là dành cho người Nga”. Từ đó, tôi đã có một cảm giác rất bất an, bởi chúng ta đang sống trong một quốc gia bao gồm hơn 190 nhóm người thiểu số, sắc tộc khác nhau trên cùng một lãnh thổ rộng lớn với hàng trăm triệu người. Như vậy, có người sẽ nảy sinh ý đồ huỷ diệt những sắc tộc khác mình. Điều này chắc chắn sẽ là một thảm kịch đối với nước Nga chúng ta.
Do đó, qua sự kiện này, chúng ta cần nhìn nhận và xử lí vấn đề một cách nghiêm túc, không nên giải quyết vấn bằng bàn phím, bằng lưỡi, và những cái mồm thay vì đầu óc. Trước khi phát biểu những suy nghĩ bồng bột, chúng ta phải thấy rằng chúng ta có một đất nước rộng lớn, một đất nước đoàn kết.
Thư kí báo chí, ông Dmitry Peskov cho rằng, đến nay chúng ta vẫn chưa có biên bản cuối cùng, vì cuộc điều tra vẫn tiếp tục diễn ra. Nhưng rõ ràng, phương Tây đã cố ép chúng ta chấp nhận những luận điệu theo kịch bản của chính họ. Điều này gợi ý cho chúng ta một sự thật tối thiểu rằng họ đang cố gắng đánh lạc hướng để dẫn chúng ta đến một kết luận nào đó theo ý họ. Như vậy, chúng ta cần một chút thời gian để kiên nhẫn chờ đợi kết quả cuối cùng từ các cơ quan điều tra”.
Ngay sau khi vụ khủng bố đang diễn ra, phương Tây đã lên tiếng cho rằng sự kiện Crocus do các lực lượng khủng bố Hồi giáo (IS) gây ra. Đồng thời, họ cũng đổ lỗi cho cả Chính phủ Nga, thông qua việc khai thác mối quan hệ chặt chẽ giữa xã hội Nga và xã hội Hồi giáo. Qua đây, có thể thấy rõ những tính toán của phương Tây trong việc định hướng dư luận, muốn người Nga nảy sinh tâm lý nghi ngờ, hoang mang, dao động.
Nhưng ngay sau đó, nước Nga đã nhanh chóng phản đòn. Chính phương Tây cũng không ý thức được rằng, người đứng đầu nước Nga đã sớm nhận ra âm mưu truyền thông phương Tây, và lên tiếng trấn an người Nga, cảnh báo họ không nghe theo những luận điệu gây chia rẽ, kích động thù hận trong lòng nước Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã chỉ rõ cho thế giới biết rằng, đó là hành động do Mỹ – Anh và Ukraine thực hiện, đồng thời ngày càng tăng cường, củng cố khối đoàn kết sắc tộc, tôn giáo trong nước. Đó chính là phản đòn mạnh nhất về mặt đối nội, nhằm tranh thủ củng cố hậu phương của Nga.
4. Tác động của vụ khủng bố Crocus đối với phương Tây và Ukraine
Một ngày sau khi xảy ra vụ khủng bố Crocus (23/3), các nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây đều lên tiếng cho rằng Mỹ và phương Tây không liên quan đến vụ khủng bố này, kể cả Ukraine cũng vậy. Thay vào đó, họ đều hướng vào việc đổ tội cho lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan IS. Riêng Tổng thống Ukraine Zelensky và giới quân sự tình báo còn gán cho Nga tạo ra vụ khủng bố này ở Moskva để lấy cớ tấn công, huỷ diệt Ukraine.
Tuy nhiên, phía Nga đã phản ứng mạnh mẽ, bác bỏ tất cả những luận cứ của các nhà lãnh đạo phương Tây và Ukraine đưa ra, cho rằng vụ khủng bố này là do Tình báo Anh, Mỹ vạch kế hoạch để Ukraine thực hiện. Bởi lẽ, họ đang phải đối mặt với một cuộc chiến tranh với Nga và đang có chiều hướng bất lợi ở UKraine.
Sự phản ứng mạnh mẽ, kịp thời và nhất quán đã đẩy thì truyền thông phương Tây đang chối tội trong cuộc tuyên truyền này. Chắc chắn phần lớn người dân phương Tây sẽ dễ dàng nhận ra sự mập mờ đằng sau những phát biểu và kết luận vội vàng của chính quyền Ukraine và các nhà lãnh đạo phương Tây. Nếu những thông tin của Nga đưa ra là có căn cứ xác thực thì dư luận châu Âu sẽ lên án đòi trừng trị những kẻ khủng bố ở Ukraine. Đây sẽ là đòn đánh chí mạng với Ukraine, bởi người ta cũng nhớ rằng, trong lịch sử, những vụ khủng bố tương tự đã từng xảy ra, cùng với việc thuê những chiến binh Thánh chiến Hồi giáo đều ẩn chứa bàn tay của cơ quan tình báo các nước phương Tây. Phía Nga cũng cho rằng tất cả những hoạt động phá hoại mang tính chất quân sự như sử dụng các loại tên lửa, máy bay không người lái của Ukraine, vũ khí tấn công vào nội địa nước Nga… đều do phương Tây chi trả. Cuộc khủng bố ở Moskva không nằm ngoài mối quan hệ này.
Ukraine sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn từ sau vụ khủng bố này. Ukraine luôn có tham vọng chiếm lại Krym và phá hoại cầu Ket mà họ không biết rằng Nga đã chờ sẵn từ lâu và đáp trả bằng cách tàn phá thành phố Odessa. Nga đã đáp trả, phá huỷ hầu hết các cơ sở hạ tầng, năng lượng, kinh tế, quốc phòng, vận tải. Đặc biệt, con đường huyết mạch kinh doanh thương mại, vận chuyển ngũ cốc ở Biển Đen cũng bị chặn đứng.
Ukraine vốn đã lâm vào một tình thế cực kì nguy kịch khi đối đầu với Nga. Những tổn thất ở thành phố Odessa, Khakov vẫn chưa bù đắp được, và trong tương lai sẽ còn nghiêm trọng hơn. Bởi lực lượng Tình báo Ukraine đã gây ra những vụ khủng bố ở nội địa Nga, trong đó phá hoại cầu Krym, phá đường sắt, ám sát các nhà lãnh đạo Cộng hoà sát nhập vào Nga, các nhà báo và các chính trị gia Nga. Giờ đây khủng bố ở Moskva khiến nhiều gia đình Nga rơi vào cảnh tang thương, thì hậu quả mà Ukraine phải gánh chịu chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn nữa.
Chỉ 10 ngày sau khi xảy ra vụ khủng bố, phía Nga đã gửi danh sách những đối tượng đã gây ra những vụ khủng bố ở nước Nga cho Ukraine và yêu cầu phía Ukraine bắt giữ và dẫn độ tới Nga theo Hiệp ước chống khủng bố. Trong đó có Budanov, Cục trưởng Cục Tình báo quân đội Ukraine. Đây là bước đi rất mạnh mẽ của Nga nhằm tấn công Ukraine và khiến cho dư luận quốc tế lên án Ukraine.
5. Tác động của vụ khủng bố Crocus đối với nước Nga
Rõ ràng, vụ khủng bố Crocus là một tổn thất rất lớn đối với xã hội Nga, đặc biệt là về kinh tế. Bên cạnh những tổn thất về người, về cơ sở hạ tầng, nó còn gây ảnh hưởng xấu tới uy tín và an ninh nước Nga. Hơn 30 năm sau Chiến tranh lạnh, nước Nga dường như đã tìm lại được sự thanh bình vốn có, song giờ lại bị đe doạ bởi âm mưu tấn công khủng bố. Do đó, đây thực sự là một tổn thất lớn đối với dân tộc Nga và tinh thần của người Nga.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác lại cho thấy nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin. Với nước Nga, đây không phải lần đầu tiên họ bị khủng bố. Trước đó đã có một số vụ khủng bố khác xảy ra trên đất Nga, và họ đều vượt qua mất mát để kiên cường đứng dậy. Do đó, vụ khủng bố lần này không thể khiến cho Chính phủ Putin bị choáng váng hay suy yếu, mà ngược lại, chúng ta chỉ thấy một nước Nga ngày càng vững vàng, kiên cường hơn.
Chính phủ của Tổng thống Putin đã đưa ra những tuyên bố rất cứng rắn, các quan chức cấp cao của Nga đều đồng loạt và thống nhất chỉ ra Ukraine đứng sau vụ khủng bố. Điều này cho thấy sự thống nhất trong chỉ đạo dư luận của giới chính phủ lãnh đạo Nga.
Bên cạnh đó, nước Nga còn tiến hành hàng loạt các hoạt động đáp trả mạnh mẽ, mà từ trước đến giờ họ chưa có cơ hội để thực hiện. Tất nhiên, chúng ta chưa thấy hết được những hành động cứng rắn đó, nhưng nó sẽ đến vào thời điểm mà ít ai ngờ đến nhất. Cuộc khủng bố này đã tạo điều kiện cho Nga huy động thêm được một nguồn lực lớn cho quân đội và an ninh Nga cũng có một cái cớ tuyệt vời để họ dễ dàng khai mở các chiến dịch leo thang chiến sự chống lại Ukraine và phương Tây.
Về phía người dân Nga, chúng ta thấy rằng, họ cũng chưa có dấu hiệu nào thể hiện sự hoang mang và bức xúc đối với chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Ngay sau khi sự kiện khủng bố xảy ra, họ càng giận dữ, đoàn kết hơn và có vẻ người dân Nga càng tỏ rõ tinh thần chống khủng bố mạnh mẽ hơn.
Những kẻ khủng bố chắc chắn sẽ không bao giờ đạt được điều mà mình mong muốn trong cuộc chiến, bởi đó là sự tàn bạo huỷ hoại cuộc sống. Dù có thể gây ra đau thương cho những nước Nga trong thời điểm nào đó, song chúng sẽ phải hứng chịu những đòn đáp trả còn quyết liệt hơn. Bởi lẽ, sau khi cảm xúc phẫn nộ qua đi, người Nga sẽ càng tỉnh táo, cảnh giác, đoàn kết, thống nhất để chống khủng bố tốt hơn.
Lịch sử đã chứng minh rằng, chưa một nước nhỏ nào trên thế giới phải quỳ gối trước bọn khủng bố, huống chi một nước có sức mạnh to lớn như nước Nga, vốn sở hữu kinh nghiệm chống khủng bố dạn dày, và là một cường quốc với khí chất của một dân tộc hào hùng, từng chiến thắng cả quân đội phát xít hùng mạnh và tàn bạo.
Xét về vị trí của ông Putin, ông đã giành được sự tín nhiệm cao của người dân trong cuộc bầu cử vừa qua, chắc chắn ông sẽ càng nhận được nhiều sự ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa từ người dân, củng cố được uy tín của mình. Tất cả tuyên bố mà ông đưa ra đều nhận được sự đồng tình từ đại bộ phận người dân nước Nga, ngay tại thời điểm xảy ra cuộc khủng bố.
6. Một số nhận xét
Những thông tin kể trên tuy chỉ là những thông tin ban đầu, song đã chứng tỏ được rằng bọn khủng bố có mạng lưới rộng khắp Trung Á, Ả Rập, liên quan tới các nhóm người cực đoan Hồi giáo. Chúng đã có một kế hoạch chuẩn bị rất kĩ càng để gây ra những vụ thảm sát ở Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trong tháng 3 vừa qua. Bên cạnh đó, kết quả điều tra về vụ khủng bố ở Moskva cũng đã hé lộ bọn khủng bố có mối quan hệ với Tình báo Mỹ, Anh và Ukraine. Các tài liệu của phía Nga công bố cho thấy bọn khủng bố có liên hệ với nhóm khủng bố IS do Israel dựng lên để chống Iran, Syria và chống Taliban ở Afghanistan. Ukraine đã thuê các nhóm Hồi giáo cấp tiến tại Tajikistan, Kyrgyzstan tiến hành vụ khủng bố ở Nga. Theo lời khai của những tên bị bắt do Nga công bố thì Ukraine đã chi tiền cho các nhóm này. Bọn khủng bố tập trung vào hành động tàn sát, không bắt con tin để đòi tiền chuộc như các vụ khủng bố thường xảy ra trên thế giới.
Những điều trên góp phần làm sáng tỏ lí do vì sao Mỹ lại sớm đưa ra những cảnh báo sớm công dân Mỹ không vào Nga trước ngày bầu cử ở Nga, rằng những người Mỹ ở Nga không nên đến các địa điểm công cộng, rạp hát, đề phòng hoạt động khủng bố. Rõ ràng, Mĩ đã nhận được thông tin khủng bố do phía Israel cung cấp trước. Song ngoài việc cảnh báo công dân của mình, Mỹ còn tuyên bố đã thông báo trước với Nga về âm mưu khủng bố sắp nhắm vào Nga. Tuy nhiên, phía Nga đã bác bỏ những thông tin này, và nói rằng, các cơ quan chức năng của Nga chưa nhận được bất cứ thông tin nào liên quan đến khủng bố từ phía Mỹ. Việc Mỹ khẳng định rằng nhóm khủng bố IS đã gây ra vụ việc trên khiến dư luận đặt câu hỏi vì sao Mỹ biết được điều này.
Bên cạnh đó, việc Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland bị sa thải do liên quan tới kế hoạch khủng bố và có những lời tuyên bố chĩa vào Putin là những cảnh báo từ trước về nguy cơ khủng bố có thể xảy ra đối với nước Nga. Do vậy, Nga cũng đặt ra vấn đề khủng bố có liên quan đến chính phủ Hoa Kỳ. Điều này phía Nga càng khẳng định chắc chắn phía Mỹ có liên quan tới vụ khủng bố ở Moskva.
Mặc dù chúng ta chưa thể kiểm chứng được tính chân thực của những thông tin mà Nga đưa ra đến đâu, tuy nhiên tính logic của nó là rất cao. Mặt khác, nó cũng quá lộ liễu, bởi người ta sẽ không tưởng tượng nổi con trai của Tổng thống Mỹ Joe Biden lại trở thành thành viên Ban Giám đốc của một công ty chuyên hoạt động hắc ám, liên quan đến các hoạt động khủng bố ở Nga. Nếu điều đó là sự thật, điều này sẽ ảnh hưởng cực kì lớn đến tương lai chính trị của ông Biden trong cuộc chạy đua tái cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm nay.
Có thể thấy rằng, mặc dù bị đặt vào tình huống bị động, bất ngờ song phản ứng của cơ quan chống khủng bố Nga là rất kịp thời. Tất cả các hoạt động như bắt giữ đối tượng ở biên giới, những kẻ nghi vấn còn sống ở Moskva, thông tin trao đổi với các nước có liên quan đến lực lượng Hồi giáo Tatganistan, Kitagnistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, đã cho thấy rằng, lực lượng An ninh Nga đã hợp tác quốc tế rất tích cực để tìm ra những kẻ đứng sau cuộc khủng bố. Họ đã nắm được rất nhiều thông tin liên quan đến các tổ chức khủng bố Hồi giáo, đặc biệt là những chứng cứ về mối liên giữa hệ thống khủng bố này với các cơ quan Tình báo của Ukraine và phương Tây, từ trước khi xảy ra vụ khủng bố 22/3.
Phản ứng thông tin truyền thông của Nga cũng rất nhanh chóng và tích cực. Tất cả các nhà lãnh đạo cao nhất của Nga đều nhất quán xác định vụ khủng bố ở Moskva là do Mỹ, Anh, Ukraine hậu thuẫn. Đồng thời, họ cũng phản bác lại tất cả quan điểm và những lời chối bỏ của phương Tây cũng như của Ukraine. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov nói, “nước Nga không loại trừ khả năng Ukraine sẽ nhận được những lợi ích từ vụ khủng bố Crocus ở Moskva. Một cách tình cờ và đáng ngờ, phương Tây tiếp tục thuyết phục chúng ta không chỉ một cách công khai mà còn thông qua các kênh ngoại giao chính thức, với phái đoàn ngoại giao của chúng ta, rằng Ukraine không phải là kẻ tình nghi, mà không giải thích lí do vì sao. Từ logic thông thường, trả lời cho câu hỏi ai là người được hưởng lợi từ vụ khủng bố, ta không thể loại trừ đó chính là Ukraine. Trong khi đó, họ liên tục thuyết phục chúng ta rằng kẻ đứng sau sự vụ chính là thế lực IS. Tuy nhiên, họ cũng không nói được tại sao đó là IS, và không có bất kì một bằng chứng nào liên quan tới IS. Có vẻ phương Tây đang bị ám ảnh liên quan tới việc Ukraine và IS trong sự vụ này”.
Bên cạnh việc khẳng định Mỹ, Anh, Ukraine đứng sau vụ khủng bố ở Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng kịp thời đưa ra những ý kiến trấn an dư luận ở Nga, và điều chỉnh nhận thức của nhân dân Nga về vụ khủng bố. Ông nói rằng: “Tôi muốn mọi người nên nghĩ lại về quan niệm rằng khủng bố chỉ xuất hiện từ người Hồi giáo, điều đó không tương xứng với sự thật”.
Ông cũng chuyển tải đến nhân dân Nga một thông điệp rất nhân văn nhằm ổn định xã hội Nga, rằng nước Nga có đến 190 dân tộc, trong đó có rất nhiều người nhập cư Hồi giáo. Do đó, các dân tộc nên sống đoàn kết với nhau, không nên vì sự kiện khủng bố này mà nảy sinh thù hận, phân biệt, cho rằng tất cả những người Hồi giáo đều liên quan đến khủng bố. Nước Nga cần phải tỉnh táo, không được tin theo luận điệu tuyên truyền của phương Tây. Chính điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho dân tộc Nga đoàn kết chống lại những kẻ khủng bố và những kẻ đứng sau chúng. “Lúc này, nước Nga phải tìm cách bảo vệ mình, phải tìm mọi cách tiến hành cuộc chiến và chiến thắng trong cuộc chiến ấy. Chúng ta phải tìm mọi cách để áp đặt các quy tắc, luật lệ mà chính nước Nga đặt ra, và sản xuất mọi vũ khí để chống khủng bố trong tương lai”.
Có thể thấy, những thông tin từ Cơ quan Điều tra An ninh Nga đã và đang làm cho nhận thức của dư luận thế giới ngày càng trở nên công bằng, khách quan hơn. Nhân dân Nga cũng rất tin tưởng vào giới lãnh đạo cũng như cơ quan truyền thông của họ. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những thông tin ban đầu. Sắp tới, phía Nga sẽ còn đưa ra những kết luận cụ thể, chính xác hơn. Và chúng ta cũng chờ xem nước Nga sẽ trừng trị bọn khủng bố như thế nào, nhất là khi họ đã xác định được các tổ chức và cá nhân có dính líu đến vụ khủng bố này.■
Đinh Thảo