ARM ngừng giao dịch với Huawei: Đòn đánh chí mạng vào gã khổng lồ Trung Quốc

ARM và Panasonic đồng loạt ngừng cung cấp giải pháp, con chip và linh kiện khác cho Huawei… Đây mới thực sự là cú đánh chí mạng vào gã khổng lồ của Trung Quốc.

Những tưởng khi Huawei tuyên bố sẽ tự tạo ra một phần mềm thay thế cho Android vì Google kiên quyết tuân thủ lệnh cấm của Mỹ, gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc có thể vượt qua được sóng gió này và đứng vững trước cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt. Tuy nhiên, có lẽ Mỹ có nhiều “chiêu bài” hơn Trung Quốc vẫn tưởng. Vụ việc hãng cung cấp giải pháp kiến trúc ARM sẽ ngừng giao dịch với Huawei sẽ thực sự khiến hãng này lao đao. Bởi nếu không có con chip của ARM, không chỉ Huawei mà hầu hết các hệ điều hành thông minh trên thế giới sẽ không thể làm việc.

ARM ngừng giao dịch với Huawei

ARM tuyên bố ngừng cung cấp cho Huawei

Hãng thiết kế con chip ARM thuộc sở hữu tập đoàn SoftBank và một công ty khác của Nhật Bản là Panasonic đồng loạt tuyên bố dừng cung cấp cho Huawei để tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc.

Theo hãng tin Bloomberg, một số tài sản trí tuệ của ARM – chủ yếu là các thiết kế thiết bị bán dẫn sử dụng cho thiết bị di động, được tạo ra ở Mỹ – nên phải chịu các hạn chế về cung cấp cho Huawei mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đặt ra mới đây.

“ARM sẽ tuần thủ tất cả các luật và quy chế giám sát do Chính phủ Mỹ đặt ra”, một phát ngôn viên của ARM – công ty được SoftBank mua với giá 32 tỷ USD vào năm 2006 – cho biết ngày 22/5.

Ngày 23/5, Panasonic cho biết đã ngừng cung cấp một số loại linh kiện cho Huawei. “Panasonic đã hướng dẫn nhân viên dừng giao dịch với Huawei và 68 công ty con thuộc phạm vi lệnh cấm của Mỹ”, một tuyên bố của công ty Nhật Bản viết.

Panasonic không có cơ sở sản xuất linh kiện quy mô lớn tại Mỹ, nhưng nói rằng lệnh cấm của Washington áp dụng đối với hàng hóa có từ 25% trở lên công nghệ và vật liệu xuất xứ từ Mỹ. Tuy nhiên, Panasonic từ chối cung cấp thông tin cụ thể về việc những linh kiện mà hãng ngừng cung cấp cho Huawei bao gồm những gì.

ARM là ai? Có sức mạnh gì?

ARM và x86 là hai kiến trúc chip thống trị mảng điện thoại di động trên thế giới.

ARM thuộc sở hữu tập đoàn SoftBank – một ngân hàng lớn ở Nhật Bản. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ được thế giới biết đến là đối tác chiến lược, là đồng minh trong hầu hết tất cả các lĩnh vực.

ARM thuộc sở hữu tập đoàn SoftBank – một ngân hàng lớn ở Nhật Bản

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, cái tên ARM được nhắc đến rất nhiều đi cùng theo sự phát triển của smartphone, tablet. Nếu như trên mảng PC chúng ta có Intel, AMD thì trên mảng di động, ARM cũng “nổi tiếng” với mức độ tương đương bởi vì kiến trúc vi xử lí của họ được sử dụng trong hầu hết các thiết bị di động đang có mặt trên thị trường.

Kiến trúc ARM được phát triển lần đầu tiên vào thập niên 1980 để dùng cho máy tính để bàn. Tính đến thời điểm hiện tại (2013), ARM là kiến trúc tập lệnh chỉ dẫn 32-bit được phổ biến nhất thế giới, vượt qua cả kiến trúc x86 của Intel, tính theo số lượng chip được sản xuất. Theo ARM Holdings, chỉ tính riêng năm 2010, kiến trúc của họ đã có mặt trên 95% số smartphone, 35% số TV và set-top box, 10% số máy tính di động được bán ra.

Mô hình kinh doanh của ARM cực kì đơn giản, họ không giống như Intel bán chip cứng cho các hãng công nghệ. Thay vào đó, ARM thiết kế nên các tài sản trí tuệ (Intellectual Property, hay IP, bao gồm kiến trúc tập lệnh chỉ dẫn – ISA, vi xử lí, bộ xử lí đồ họa, các giao tiếp nội liên kết) rồi đem đi cấp bản quyền cho những công ty nào muốn dùng IP của hãng.

Những khách hàng của ARM sau đó sẽ dùng bộ IP mà họ được cấp phép sử dụng để thiết kế nên con chip của riêng mình. Những khách hàng này có thể là các hãng fabless (như NVIDIA sử dụng kiến trúc ARM trong những chip Tegra chẳng hạn) hoặc các hãng có dây chuyền sản xuất của riêng mình (như Samsung dùng nhân xử lí ARM với các chip Exynos).

Huawei sử dụng ARM như thế nào?

Hiện nay, hầu hết các con chip trong sản phẩm điện thoại di động của Huawei đều sử dụng giải pháp chip của ARM.

ARM “nghỉ chơi” với Huawei có nghĩa là Huawei không còn được phép sử dụng kiến trúc ARM nữa, tương đương với việc các công ty gia công chip cho Huawei cũng không còn được sản xuất bất kì con chip nào chạy trên ARM. Thiếu đi ARM cũng có nghĩa là con chip này mất đi phần linh hồn quan trọng nhất của nó, nó không thể hoạt động được. Trong khi đó, Huawei chưa đủ “tầm” để có thể sáng tạo ra một kiến trúc khác thay thế. Thậm chí, không chỉ Huawei mà hiện tại cả thế giới cũng chưa có giải pháp nào có thể thay thế ARM trong vòng 1-2 năm tới.

Hiện nay, hầu hết các con chip trong sản phẩm điện thoại di động của Huawei đều sử dụng giải pháp chip của ARM.

Hãng công nghệ Intel chuyên sản xuất chip cứng thời gian gần đây tuyên bố rời bỏ mảng chip di động. Điều này khiến Huawei cũng không hi vọng gì tìm giải pháp thay thế. Ngoài ra, Intel cũng là công ty Mỹ và cũng nằm trong diện không được giao dịch với Huawei theo lệnh cấm của chính quyền Trump.

Giải pháp Huawei tự tìm ra kiến trúc nhân mới, hoặc tìm được kiến trúc thay thế cho sản phẩm điện thoại của mình có thể được tính đến. Tuy nhiên, với việc Android không chấp nhận hỗ trợ các giải pháp khác, cũng như Android chỉ có thể tương thích với các loại chip x86_64 và ARM, thì Huawei sẽ phải làm lại hết từ đầu tất cả các dịch vụ cho mảng điện thoại di động.

Lúc này, đúng nghĩa là Huawei một mình một ngựa và không có cách nào có thể cứu được hãng nữa trong mảng điện thoại di động.

Huawei được cho là đã trữ các linh kiện liên quan tới Mỹ đủ để dùng trong vòng 3 tháng tới khoảng 1 năm, nên trước mắt có thể họ vẫn sẽ hoạt động bình thường. Nhưng khi lượng hàng này hết, nhất là các linh kiện quan trọng như chip, thì chưa biết Huawei sẽ sống như thế nào.

Ngoài ARM, Huawei còn đang phải phụ thuộc vào chip nhớ do Micron, cũng là một công ty Mỹ, và nhiều thành phần khác liên quan tới mạng cũng do các công ty Mỹ làm. Kính Gorilla Glass cũng là từ Mỹ. Nhưng những thứ này thì ít ra còn có thể mua hàng thay thế từ các nước khác hay thậm chí từ chính Trung Quốc, nhưng ARM thì chịu.

Phan Tom/Sức Khỏe Cộng Đồng

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN