Các cuốn sách có ảnh hưởng nhất trong ngành Đông Nam Á học

Ngô Bắc dịch 

NguồnHui Yew-Foong, “The Most Influential Books of Southeast Asian Studies”. Sojourn: Journal of Social Issues in Southeast Asia, Volume 24, Number 1, April 2009

Số tạp chí đặc biệt này hoàn toàn không giống như hầu hết các số báo đặc biệt khác. Năm 2008, để đánh dấu 40 năm của Viện Đông Nam Á Học (Institute of South East Asia, Singapore), ban biên tập tạp chí SOJOURN (Journal of Social Issues in Southeast Asia) quyết định lập một danh sách “Mười cuốn sách có ảnh hưởng nhất về Đông Nam Á”. Ý tưởng có vẻ đơn giản, nhưng trong quá trình thực hiện, chúng tôi mau chóng nhận ra rằng việc lập một danh sách như thế sẽ phải đối mặt với sự tranh cãi ở mọi góc cạnh.

Chúng tôi quyết định chuyển câu đố này đến các Thành Viên Cố Vấn Quốc Tế (International Advisory Members: IAM) nổi tiếng của chúng tôi. Mỗi người trong họ được mời đề cử mười quyển sách:

  1. đã ảnh hưởng đến sự tạo lập lý thuyết và/hoặc các nhận xét thực nghiệm tại Đông Nam Á;
  2. tiếp tục được dùng như các điểm tham chiếu cốt yếu đối với các học giả hiện thời; và
  3. đi trước thời đại mà chúng được viết ra.

Phần lớn các Thành Viên IAM đều phản hồi, một số đề cử hơn mười tác phẩm, một số đề cử ít hơn; và một số, với những lý do chính đáng, từ chối đưa ra đề cử. Tổng hợp lại, có bốn mươi lăm cuốn sách đã được đề cử. Bởi một số quyển sách nhận được số đề cử ngang nhau, chúng tôi đã soạn danh mục “14 cuốn sách hàng đầu” thay vì một danh sách 10 cuốn, như được liệt kê dưới đây.

Như đã đề cập ở trên, bất kỳ danh sách nào như thế này chắc hẳn sẽ gây tranh cãi bởi nó chứa đựng các thiên kiến. Trước tiên, có thiên kiến mặc nhiên trong các tiêu chuẩn mà chúng tôi đã chuyển đến IAM. Thí dụ, chúng tôi đã yêu cầu họ đề cử các cuốn sách viết bằng Anh ngữ. Yêu cầu có vẻ đơn giản này đã ưu tiên sách hơn các hình thức ấn hành khác có nhiều ảnh hưởng, và thậm chí còn gây tranh luận nhiều hơn nữa, ưu tiên các ấn phẩm bằng Anh ngữ hơn các sản phẩm nghiên cứu tuyệt hảo nhưng không được viết bằng Anh ngữ. (Dù vậy, một số Thành Viên IAM vẫn cảm thấy buộc phải đề cử với chúng tôi các tác phẩm không viết bằng tiếng Anh, và chúng tôi đã sẵn lòng chấp nhận). Thứ nhì, các thành kiến của các Thành Viên IAM sẽ, hoàn toàn nhất thiết, được phản ảnh trong các lựa chọn đề cử của họ, bất luận các thiên kiến này xuất phát từ quá trình đào tạo hay lĩnh vực chuyên môn của họ. Thay vì nhìn điều này như sự hạn chế, chúng tôi xem đây như một cơ hội để khai thác một nền tảng rộng rãi của sự thông thái tập thể. Với mục đích này, chúng tôi đã quyết định trưng bày toàn thể danh sách đề cử thay vì chỉ các cuốn sách được mến mộ nhất. Đối với các nhà nghiên cứu và các học giả về Đông Nam Á, chúng tôi đưa ra danh sách này như một nguồn tài liệu tham khảo.

Không cần nói, có nhiều phương cách có thể chính xác hơn về mặt phương pháp để lập ra danh sách này. Thí dụ, chúng tôi có thể mở rộng sự đề cử đến cộng đồng học thuật nói chung. Hay, thay vì yêu cầu đề cử các tác phẩm, chúng tôi có thể yêu cầu đề cử các tác giả có ảnh hưởng nhất, điều này sẽ làm nổi bật lên một sự đánh giá toàn bộ công trình của họ thay vì chỉ một hay hai quyển sách. Tuy thế, với các nguồn lực hạn chế của mình, chúng tôi đã quyết định khởi xướng nỗ lực đầu tiên này, mặc dù còn hạn chế, để phục vụ cộng đồng học thuật của ngành Đông Nam Á học. Chúng tôi không kỳ vọng mọi người, hay bất kỳ ai, đồng ý với toàn bộ danh sách. Thực ra, chúng tôi sẽ cảm thấy vui hơn nếu bản danh sách này tạo ra các cuộc tranh luận thay vì sự ưng thuận lặng lẽ. Cuối cùng, phán quyết về những cuốn sách nào có ảnh hưởng nhiều nhất phải tùy vào khối độc giả sắc bén, chứ không phải ở chúng tôi tại tạp chí SOJOURN.

Như một sự chỉ dẫn về một số ý tưởng có ảnh hưởng nhất được bao hàm trong những cuốn sách được xem là có ảnh hưởng nhất, ban biên tập cũng đảm nhận việc viết các bài điểm sách về các tác phẩm được lựa chọn, tùy theo khả năng chuyên môn và khuynh hướng cá nhân. Chúng tôi tiếc rằng không thể điểm duyệt tất cả các cuốn sách, nhưng hy vọng rằng những việc chúng tôi đã làm sẽ cung cấp một sự dẫn nhập hữu ích. Sau cùng, chúng tôi xin cám ơn các Thành Viên IAM, những người đã ân cần cống hiến cho chúng ta lợi ích của kiến thức chuyên môn tập thể trong việc lập ra danh sách này.

***

[Các cuốn sách nghiên cứu về Châu Á hay Đông Nam Á như một tổng thể nói chung đều có các chương hay đoạn đề cập trực tiếp đến Việt Nam. Hai cuốn sách nghiên cứu riêng về Việt Nam được tuyển chọn là hai quyển khảo sát về nông dân Việt Nam, được in màu đỏ để làm nổi bật bởi người dịch.]

Các cuốn sách có ảnh hưởng nhất về Đông Nam Á

Furnivall, J.S. Colonial Policy and Practice: A Comparative Study of Burma and Netherlands India. Cambridge: Cambridge University Press, 1948.

Reid, Anthony. Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450-1680. 2 Volumes. New Haven: Yale University Press, 1988-1993.

Scott, James C. The Moral Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast Asia. New Haven: Yale University Press, 1976.

Anderson, Benedict R.O’G. Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism. London, New York: Verso, 1991 (1983).

Geertz, Clifford. Agricultural Involution: The Process of Ecological Change in Indonesia. Berkeley and Los Angeles, California: University of California Press, 1963.

Ileto, Reynaldo Clemeña. Pasyon and Revolution: Popular Movements in the Philippines, 1840-1910. Quezon City: Ateneo de Manila University Press, 1979.

Leach, Edmund Ronald. Political Systems of Highland Burma: A Study of Kachin Social Structure. London: G. Bell & Sons, Ltd., 1954.

Scott, James C. Weapons of the Weak: Everyday Forms of Peasant Resistance. New Haven: Yale University Press, 1985.

Geertz, Clifford. The Religion of Java. Glencoe, Ill.: Free Press, 1960.

Kahin, George McTurnan. Nationalism and Revolution in Indonesia. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1952.

Roff, William R. The Origins of Malay Nationalism. New Haven: Yale University Press, 1967.

Leur, J.C. van. Indonesian Trade and Society: Essays in Asian Social and Economic History. The Hague: W. Van Hoeve, 1955.

Wertheim, W.F. Indonesian Society in Transition: A Study of Social Change. Bandung: Sumur Bandung, 1956.

Wertheim, W.F. East-West Parallels: Sociological Approaches to Modern Asia. The Hague: W. Van Hoeve, 1964.

***

Abdullah, Taufik. Schools and Politics: The Kaum Muda Movement in West Sumatra, 1927-1933. Ithaca, N.Y.: Cornell Modern Indonesia Project, Cornell University, 1971.

Andaya, Barbara Watson. The Flaming Womb: Repositioning Women in Early Modern Southeast Asia. Honolulu: University of Hawai’i Press, 2006.

Bateson, Gregory & Margaret Mead. Balinese Character: A Photographic Analysis. New York: The New York Academy of Sciences, 1942.

Bellwood, Peter S. Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago. New York; Sydney: Academic Press, 1985.

Benda, Harry Jindrich. Continuity and Change in Southeast Asia: Collected Journal Articles of Harry J. Benda. New Haven: Yale University Southeast Asia Studies, 1972.

Chua, Beng Huat. Communitarian Ideology and Democracy in Singapore. London and New York: Routledge, 1995.

Coedeès, George. Les états Hindouisés d’Indochine et d’Indonésie. Paris: E. de Boccard, 1948.

Dhofier, Zamakhsyari. The Pesantren Tradition: The Role of the Kyai in the Maintenance of Traditional Islam in Java. Tempe, Ariz.: Monograph Series Press, Program for Southeast Asian Studies, Arizona State University, 1999. (Tradisi Pesantren: Studi tentang Pandangan Hidup Kyai. Jakarta: Lembaga Penelitian, Pendidikan, dan Penerangan Ekonomi dan Sosial, 1982).

Firth, Raymond. Malay Fishermen: Their Peasant Economy. London: K. Paul, Trench, Trubner & Co., 1946.

Gombrich, Richard & Gananath Obeyesekere. Buddhism Transformed: Religious Changes in Sri Lanka. Princeton, N.J.: Princeton University Press, 1988.

Gourou, Pierre. The Peasants of the Tonkin Delta: A Study of Human Geography [Paysans du Delta Tonkinois: Étude de Géographie Humaine]. New Haven, Conn.: Human Relations Area Files, 1955.

Hall, D.G.E. A History of South-East Asia. London: Macmillan; New York: St. Martin’s Press, 1955.

Hefner, Robert W., ed. Market Cultures: Society and Values in the New Asian Capitalisms. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1997.

Hooker M.B., ed. Islam in South-East Asia. Leiden: E.J. Brill, 1983.

Jomo K.S. A Question of Class: Capital, the State, and Uneven Development in Malaya. Singapore; New York: Oxford University Press, 1986.

Kartodirdjo, Sartono. The Peasants’ Revolt of Banten in 1888: Its Conditions, Course and Sequel —A Case Study of Social Movements in Indonesia. ‘s-Gravenhage: Martinus Nijhoff, 1966.

Keyes, Charles F. The Golden Peninsula: Culture and Adaptation in Mainland Southeast Asia. New York: Macmillan, 1977.

Lieberman, Victor B. Strange Parallels: Southeast Asia in Global Context, 800-1830. Cambridge; New York: Cambridge University Press, 2003.

Lombard, Denys. Le Carrefour Javanais: Essai d’Histoire Globale. Paris: Editions de l’École des Hautes Études en Sciences Sociales, 1990.

Majul, Cesar Adib. Muslims in the Philippines. Quezon City: Published for the Asian Center by the University of the Philippines Press, 1973.

McCoy, Alfred W. & Ed. C. de Jesus. Philippine Social History: Global Trade and Local Transformations. Quezon City, Manila: Ateneo de Manila University Press; Sydney: Allen & Unwin, 1982.

Mortimer, Rex. Indonesian Communism under Sukarno: Ideology and Politics, 1959-1965. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1974.

Ong, Aihwa. Spirits of Resistance and Capitalist Discipline: Factory Women in Malaysia. Albany: State University of New York Press, 1987.

Popkin, Samuel L. The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam. Berkeley: University of California Press, 1979.

Purcell, Victor. The Chinese in Southeast Asia. London; New York: Oxford University Press, 1951.

Riggs, Fred Warren. Thailand: The Modernization of a Bureaucratic Polity. Honolulu: East-West Center Press, 1966.

Robison, Richard. Indonesia: The Rise of Capital. North Sydney, NSW, Australia: Allen & Unwin, 1986.

Schrieke, B.J.O. Indonesian Sociological Studies: Selected Writings. Two Volumes. The Hague: W. van Hoeve, 1955-57.

Steinberg, David Joel et al. In Search of Southeast Asia: A Modern History. New York: Praeger, 1971.

Thongchai, Winichakul. Siam Mapped: A History of the Geo-Body of a Nation. Honolulu: University of Hawaii Press, 1994.

Wolters, O.W. The Fall of Śrivijaya in Malay History. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1970.

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN