Tác chiến bất đối xứng là chiến lược đối đầu tối ưu với các nước lớn có dã tâm dùng sức mạnh…
Có thể nói tuyên bố của Tổng TMT quân đội Iran, rằng “Iran, khi cần, sẽ đóng eo biển Hormuz bằng cách: thứ nhất là tuyên bố công khai và thứ hai là trên thực địa”. Rõ ràng đây là một tuyên bố rất tự tin, đầy bản lĩnh…
Và Iran, tuy chưa đến thời điểm “khi cần” đó, nhưng tình hình thực tế trên eo biển Hormuz trong thời gian qua khi đối đầu với Hạm đội 5 của Mỹ, 2 khu trục hạm của Hải quân Anh, đã cho thấy: Đừng có đùa, “nếu bạn muốn cuộc sống của bạn không gặp nguy hiểm…Đây là eo biển Hormuz!”.
Phần 1: Hải quân Mỹ chùn tay…
Phải nói rõ điều này, không chỉ Hải quân Mỹ chùn tay mà Hải quân các quốc gia châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha…cũng không gia nhập liên minh với Hải quân Mỹ để chống Iran, bảo vệ “tự do hàng hải” cho các tàu chở dầu của mình trên eo biển Hormuz.
Tại sao vậy?
Thứ nhất, tất nhiên các nước châu Âu, EU vì đang hợp tác làm ăn với Iran chỉ là một phần mà điều quan trọng hơn có tính quyết định là họ nhận thức được rằng, Iran không phải là Iraq hay Lybia mà cứ theo Mỹ đánh hội đồng là thắng là chia phần.
Thứ hai, ở góc nhìn quân sự hay góc nhìn chiến thuật thì tại đây, vịnh Oman trong đó điểm quyết chiến chiến lược là eo biển Hormuz, mặc dù Hải quân Iran không mạnh, nhưng đáng tiếc là Hải quân Mỹ và liên minh (nếu có) lại không có lợi thế tác chiến…
Cụ thể: Hải quân Mỹ và liên minh là lực lượng hải quân “nước xanh” (HQNX) nên khi tác chiến trong một khu vực chật hẹp, độ sâu nông thì không phát huy hiệu quả, mất tính cơ động…
Trong khi đó, với sự phát triển của KHCN thì sự thách thức của “Hải quân nước xanh” (HQNX) và “Hải quân nước vàng” (HQNV) không phải là vũ khí, phương tiện…mà chủ yếu là lợi thế tác chiến. Không những thế, tệ hại hơn, nếu “HQNX” để cho đối phương phát huy tốt “chiến lược tác chiến bất đối xứng” thì nên dừng chiến dịch.
Hải quân Iran chưa phải là một lực lượng HQNV đúng nghĩa, nhưng nếu như tác chiến ở đây thì Iran sẽ có 3 lợi thế quyết định:
1, Các loại tên lửa bờ diệt hạm của Iran bố trí, hoàn toàn phát huy hiệu quả trong khu vực tác chiến. Điều đó có nghĩa là lực lượng HQNX phải dạt ra xa để tránh ăn đòn của lực lượng nguy hiểm không cân xứng này. Mà khi bạn đã dạt ra xa, ra khỏi khu vực tác chiến thì chiến dịch chẳng có ý nghĩa gì.
2, Iran có “hạm đội muỗi” bao gồm “những con muỗi độc”, cụ thể là những ca nô cao tốc được trang bị trên đó nhiều loại “vũ khí bất đối xứng” (đó là những loại vũ khí hiện đại, tiến tiến có sức công phá mạnh…) mà có thể đánh chìm những khu trục hạm hiện đại.
Về chiến thuật, “những con muỗi độc” này thực hiện rất nhiều lối đánh như bầy đàn, tập kích nhiều hướng hỏa lực tập trung…
3, Và đặc biệt sử dụng chúng là những người lính thuộc lực lượng hải quân thứ 2 mang tên “Hải quân Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGCN)”. Đây là những người lính cực kỳ anh dũng, có ý chí chiến đấu rất cao, sẵn sàng quyết tử vì quốc gia.
Như vậy, chỉ bàn về một cuộc chiến tranh hạn chế, tức là chiến tranh chỉ xảy ra trên vùng vịnh Oman và eo biển Hormuz mà không lan rộng ra toàn Trung Đông, có quốc gia nào dám thách thức với Iran tại eo biển Hormuz để bảo vệ tàu dầu của mình qua eo biển?
Thật thú vị là chính Mỹ đã giăng bẫy tại Hormuz nhưng chính mình lại loay hoay để thoát ra cái bẫy này khi chỉ Anh quốc dại dột lao vào, còn EU, NATO thì không dại. Tuy nhiên, không chỉ thế, tình hình thế trận trên eo biển Hormuz và khu vực vịnh Oman còn gây nhức nhối đến một quốc gia khác trên Biển Đông…
Nếu như trên vịnh Oman và eo biển Hormuz đang có một bầy “muỗi độc” thì trên Biển Đông lại có một bầy “ong độc”, nhưng nguy hiểm hơn, không chỉ con ong độc “tàn độc” hơn con muỗi độc mà người sử dụng những “con ong độc” đó – biệt danh những con tàu tên lửa Molnya, lại là bậc thầy về “chiến thuật tác chiến bất đối xứng”.
Như chúng ta đã biết, Cộng hòa Hồi giáo Iran có 2 lực lượng Hải quân, đó là: Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran và Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGCN) nói trên. Nói chung thì chức năng nhiệm vụ của cả 2 cũng như Hải quân Việt Nam, nhưng ở đây, chúng ta chỉ quan tâm đến IRGCN, bởi IRGCN được hình thành từ “học thuyết tác chiến phi đối xứng” mà đối tượng tác chiến trực tiếp của IRGCN được xác định là lực lượng “Hải quân nước xanh” Mỹ-NATO.
Phần 2: Trung Quốc phải “suy nghĩ 2 lần” trên Biển Đông!
Lê Ngọc Thống (Nguồn Báo Đạt Việt)