Cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev kêu gọi Nga giải trừ hạt nhân

Nga có nên nghe theo lời Trump từ bỏ vũ khí hạt nhân không?

Cựu Tổng thống Liên Xô M. Gorbachev mới đưa ra một sáng kiến giải trừ vũ khí mới gây nhiều phản ứng trong dư luận Nga.

Để làm rõ hơn nội dung này, xin được giới thiệu bài viết và phỏng vấn các chuyên gia của nhà báo đồng thời là nhà hoạt động xã hội Xergey Asenok.

Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” (SP) ngày 1/5/2019. Tiêu đề và phụ đề, các ảnh trong bài là của “SP”, chúng tôi có sắp xếp lại đôi chỗ để tiện theo dõi.

Tổng thống đầu tiên (và cũng là cuối cùng) Liên Xô Mikhail Gorbachev: (Ảnh: Stanislav Krasilnhikov /ТАSS)

I. Phần tóm tắt của Xergey Asenok về các ý chính trong sáng kiến của Gorbachev

Mới đây, Tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gor bachev đã trình bày quan điểm của mình (về vũ khí hạt nhân) trong một bài báo đăng trên tờ báo Mỹ The Wall Street Journal (WSJ) và được tờ tiếng Nga “Novaia Gazeta” (Báo mới) chuyển tải bằng tiếng Nga và cho đăng lại như sau: “Vũ khí hạt nhân là mối đe dọa hòa bình, chứ không phải là một nhân tố (đảm bảo) an ninh”.

Vị cựu Tổng bí thư này viết: “vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng một cách ngẫu nhiên do lỗi của máy tính hoặc lỗi của con người. Trong số (các lỗi đó) có cả trường hợp (khi vũ khí hạt nhân được sử dụng) khi có báo động giả. Ngoài ra, nó (vũ khí hạt nhân) còn có thể rơi vào tay bọn khủng bố”.

Nhà hoạt động xã hội Xergey Asenok

Để minh họa cho các nhận định của mình, Gorbachev nhắc lại cuộc khủng hoảng Caribe và hệ quả sau đó là (các bên thỏa thuận) cấm tất cả các vụ thử hạt nhân trên vũ trụ, trong bầu khí quyển và dưới mặt nước.

Và Gorbachev nhấn mạnh: “còn bây giờ thì, “khẩu súng đã treo trên tường”, sớm hay muộn cũng sẽ được lấy xuống để bắn (dẫn nguyên tắc viết kịch của Chekhov- đại ý là nếu trong màn một có cảnh một khẩu súng treo trên vách tường thì trong màn hai khẩu súng đó sẽ được sử dụng – ý muốn nói một khi đã tồn tại vũ khí hạt nhân thì trước sau gì nó cũng được sử dụng-ND).

Gorbachev cũng nhắc lại (trong bài báo của mình) là ông ta đã từng cố gắng thuyết phục Thủ tướng Anh Margaret Thatcher để cùng hướng tới một đức tin hòa binh, nhưng bất thành. Mặc dù vậy, ông ta (Gorbachev) vẫn tin rằng hiện nay Nga và Mỹ “đang sở hữu đủ khả năng đảm bảo an ninh của mình mà không cần đến vũ khí hạt nhân, để làm được điều đó (đảm bảo an ninh) họ (Mỹ và Nga) có đủ các khả năng, nguồn lực và công nghệ”.

Cùng với đó, Gorbachev cũng nhắc đến một “đối tác” của mình – Ronald Reagan và tuyên bố chung của mình (Gorbachev) và ông ta (Reagan) năm 1985 rằng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không có kẻ chiến thắng.

Chính vì thế, vị cựu chính khách này (Gorbachev) rút ra kết luận là cần phải phi quân sự hóa nền chính trị thế giới và phi quân sự hóa tư duy chính trị, cả Matxcova và Washington đều cần phải thu xếp tiến hành đối thoại với nhau.

Nhưng khi trích dẫn từ phát biểu của các nhà lãnh đạo Phương Tây, cả “Diều hâu” lẫn “Chim bồ câu”, Gorbachev, tuy nhiên, đã quên phắt không nhắc lại một thực tế là kết quả của những nhượng bộ của ông ta (trước các nhà lãnh đạo Phương Tây) và việc giải trừ một phần vũ khí hạt nhân (của Liên Xô) chính là sự sụp đổ của một cường quốc vĩ đại- Liên Xô do chính ông ta lãnh đạo.

Những giọng điệu và phát biểu yêu hòa bình lúc đó (như đã được Gorbachev trích dẫn) chỉ được họ sử dụng để đánh bại Liên Xô trong Chiến tranh lạnh và họ (các nước Phương Tây) quả là đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh lạnh đó.

Có một điều rất thú vị là những sáng kiến giải trừ quân bị tiếp theo của Gorbachev lại được đưa ra gần như ngay sau có một đề xuất tương tự của Donald Trump. Vị Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Nhưng chỉ có điều, trong danh sách những quốc gia cụ thể (mà Tổng thống Mỹ đề nghị từ bỏ vũ khí hạt nhân-ND) chỉ có Nga và Trung Quốc, không có Mỹ.

Khi nhận định về đề xuất của ông Trump, cần phải nhớ tới những tuyên bố cứng rắn trước đó của ông ta về việc sẽ “quyết liệt” bảo vệ đất nước (Mỹ) và các đồng minh bằng tất cả mọi phương tiện, kể cả vũ khí hạt nhân. Học thuyết hạt nhân Mỹ cũng cho phép Washington cái quyền được tiến hành đòn tấn công hạt nhân phủ đầu.

Có vẻ như Phương Tây đang cố gắng giành chiến thắng một lần nữa – lại gieo rắc vào đầu của (lãnh đạo) Nga và trong suy nghĩ của các công dân Nga một cảm giác là chính mình (nước Nga và các công dân Nga) là bên có lỗi vì đã sở hữu vũ khí hạt nhân và ngay trong giai đoạn sắp tới sẽ bằng mọi cách (chuộc lỗi) để đạt được những kết quả cụ thể trong cuộc chạy đua giải trừ quân bị và lại tiếp tục có những nhượng bộ chính trị khác (trước Phương Tây). Người chạy cờ cho “đường lối này” một lần nữa lại là Gorbachev.

Có vẻ như, ngài cựu lãnh đạo Xô Viết này từ trước đến nay vẫn tự cho rằng mình đứng trên các cường quốc thế giới nên vì thế nên cũng tự cho mình luôn cái quyền được truyền thụ , dạy bảo cho họ (các cường quốc) “những chân lý hòa bình” quá đỗi bình thường của mình. Trong khi những kết quả hoạt động chính trị thực tế của ông ta “bất hạnh” đến mức đã đến lúc phải nói ông ta là một kẻ bất tài.

Nhà bình luận của “SP” là Eduard Limonov nhân xét như sau (về Gorbachev-ND): “Một con người tầm cỡ nhỏ bé nhưng lại trở thành nhà lãnh đạo của Đế quốc Xô Viết hùng cường. Một con buôn. Một kẻ ngốc nhà quê bị (Phương Tây) lừa- “ Gorby (cách gọi thân mật Gorbachev của Phương Tây-ND) luôn kính cẩn ngước nhìn Thatcher và Reagan đang ngự trên cao.

II. Phần phỏng vấn

1/ Chuyên gia Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh Viện Hàn lâm khoa học Nga Konstantin Blokhin cho rằng chính sự hiếu chiến của Mỹ đã làm cho đề xuất (sáng kiến) của Gorbachev là rất ít có khả năng thực hiện.

— Vừa cách đây mấy hôm Trump cũng đề nghị loại bỏ vũ khí hạt nhân. Bản thân tôi nghĩ rằng đây chỉ là một trò dân túy rẻ tiền. Trong trường hợp này, ông ta (D.Trump) lại bắt chước phong cách Reagan,- người cũng từng đưa ra một đề xuất tương tự dưới thời trị vì của mình. Nhưng, có một điều rất rõ ràng là hiện nay các tín hiệu từ Washington đã hoàn toàn khác trước.

Xin nhắc lại cho rõ: Ngân sách quân sự của Mỹ tăng mạnh – lên tới 717 tỷ đô la (Nga chỉ đứng thứ sáu tính theo ngân sách quân sự trên thế giới- tác giả), Mỹ rút khỏi hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (Hiệp ước vô thời hạn ký giữa Liên Xô và Mỹ ngày 26/5/1972.

Tổng thống Mỹ G. Bush tuyên bố rút khỏi Hiệp ước này ngày 13/12/2001 và Hiệp ước hết hiệu lực ngày 12/6/2002-ND), Mỹ cũng dừng thực hiện Hiệp ước về tên lửa tầm gần và tầm trung (hay còn gọi là Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung INF- do M. Gorbachev và R. Reagan ký ngày 8/12/1987-ND). Có nghĩa là họ (Mỹ đang tập trung tấn công chính vào sự ổn định chiến lược trên thế giới.

“SP”: — Trong bối cảnh đó thì Matxcova trông rất giống một con chim bồ câu hòa bình …

— Chúng ta, (tức) nước Nga, đã không chỉ một lần nói về sự cần thiết phải tiến hành đối thoại giữa hai siêu cường (Nga- Mỹ-ND).

Đơn giản vì xuất phát từ một thực tế là hai nước chúng ta sở hữu tới hơn 90% tổng số vũ khí hạt nhân trên thế giới. Chính vì thế, tương lai theo tất cả các nghĩa của cả thế giới phụ thuộc vào các mối quan hệ Nga- Mỹ.

Thêm nữa, thời gian còn lại (để đối thoại) rất không nhiều. Bởi vì Hiệp ước START-3 chỉ có hiệu lực đến năm 2021. Nó sẽ được hoặc là gia hạn tiếp hoặc sẽ hết hiệu lực.

Nhưng Hiệp ước này (START-3) mâu thuẫn với chính sách chủ đạo chính thống của Washington đối với vấn đề chạy đua vũ trang. Thêm nữa, chúng ta còn chứng kiến các hoạt động khiêu khích được tiến hành liên tục dọc theo tuyến biên giới của chúng ta kéo dài từ Biển Baltic đến Biển Đen, và gần như chắc chắn là sẽ sớm có các hoạt động tương tự ở (vùng) Bắc Cực.

Còn trong trường hợp với INF, đừng có hy vọng gì vào một phiên bản (Hiệp ước INF) mới .Nỗ lực kéo Trung Quốc vào cuộc mà Mỹ đang theo đuổi, chắc chắn sẽ tạo ra hiệu ứng domino. Bắc Kinh sẽ chỉ tay sang Ấn Độ, còn New Delhi – chỉ tay vào Pakistan, và cứ thế tiếp theo. Do đó, sẽ không có một xung lực thực tế tích cực nào. Cùng lắm là chí có các tuyên bố chung chung vô thưởng vô phạt.

“SP”: – Thế nhưng Gorbachev vẫn khăng khăng đòi giải trừ vũ khí. Không những thế, ông ta còn trich dẫn (các phát biểu) của các chính trị gia Mỹ như George Schulz, William Perry và Sam Nunn, – những người cũng đã từng đưa ra một sáng kiến tương tự. Họ (những người trên) là ai? Họ có trọng lượng gì trong nền chính trị Mỹ không?

— Đây là một nhóm trong số không nhiều các chính trị gia có thể được coi là những chính trị gia thực dụng, những người có các quan điểm thực tế. Họ nhìn thế giới qua lăng kính những lợi ích quốc gia cụ thể của Mỹ, chứ không phải qua lăng kính ý thức hệ. Họ đã từng là những người rất có ảnh hưởng dưới thời George W. Bush.

Người bạn gần gũi nhất của họ là Henry Kissinger. Vào thời kỳ khi D.Trump vừa mới nhậm chức, ông ấy (Henry Kissinger) đã là người tư vấn cho D.Trump. Và sau đó, Kissinger bị gán danh hiệu gần như là điệp viên của Điện Kremlin. Còn giờ những người đó đã bị gạt ra ngoài lề đời sống chính trị Mỹ.

Nước Mỹ đang được những thế lực mới lãnh đạo – những nhân vật bảo thủ kiểu mới và những nhân vật theo chủ nghĩa can thiệp- tự do kiểu mới cùng với chính sách xuất khẩu dân chủ, xuất khẩu quyền con người và xuất khẩu hệ tư tưởng Pax Americana (hay là “American Peace” “Hòa bình Mỹ)”- một thuật ngữ chính trị- hiểu nôm na: những ưu thế vượt trội của Mỹ-ND) của họ ra thế giới.

2/ Giáo sư Khoa an ninh quốc gia Học viện Kinh tế Quốc dân và Hành chính công trực thuộc Tổng thống LB Nga Evghenhi Nikichenko thì không giấu diếm thái độ tiêu cực của mình đối với chính bản thân Gorbachev và sáng kiến nói trên của ông ta.

— Gorbacev đã làm sụp đố một quốc gia vĩ đại, vậy mà bây giờ thì ông ta lại còn đòi giải trừ vũ khí của nó (nước Nga-ND) nữa.

“SP”: Còn nếu như chỉ đánh giá phần nội dung của sáng kiến Gorbachev?

— Có một dòng chảy lịch sử trong tiến trình phát triển vũ khí. Từ các cây gậy và rìu, qua súng, xe tăng, pháo và đến vũ khí hạt nhân. Khi nước Đức bại trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước thắng trận buộc nước Đức phải giải giáp.

Tuy nhiên, không một nước nào gây khó cho Đức trong việc sản xuất các loại vũ khí mới. Và người Đức phát động Chiến tranh thế giới thứ hai khi ở tư thế đã hoàn toàn sẵn sàng. Chúng ta (Liên Xô khi đó) buộc phải đuổi theo họ. Và chúng ta đã đuổi kịp.

Còn bây giờ thì Gorbachev lại nói về giải trừ quân bị. Những nhân vật ngốc theo chủ nghĩa tự do của chúng ta đã nhượng bộ giới tướng lĩnh Mỹ … Và hiện giờ thì như chúng ta đã thấy- chúng ta đã giải trừ vũ khí, còn người Mỹ- tất cả các tên lửa của họ vẫn còn nằm nguyên đó. Chúng ta chỉ may mắn được cứu rỗi là nhờ đã không giải trừ vũ khí đến hết sạch (vũ khí hạt nhân).

Nhờ ơn Chúa, chúng ta đã có những quan chức nhà nước đúng nghĩa – Lavrov, PutinShoigu, nhờ họ mà nước Nga đã thay đổi học thuyết đảm bảo an ninh quân sự. Trong mọi trường hợp, chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ (vũ khí hạt nhân).

Ngay cả chỉ một quả tên lửa hạt nhân, lấy ví dụ như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chẳng hạn, cũng đã cho phép đảm bảo được nền độc lập của mình. Bây giờ nếu như Venezuela cũng có một quả tên lửa như vậy, liệu những kẻ khác có dám nhảy vào Venezuela không?

Chắc chắn là không Nhưng lấy đâu ra một sự bảo đảm là Venezuela sẽ không sử dụng quả tên lửa này để chống lại các nước thứ ba? Chúng ta đành phải sống với một nghịch lý như vậy.

Chính vì vậy, mà việc giải giáp vũ khí trong thời buổi hiện tại là rất tai hại đối với chúng ta (Nga), (giải trừ vũ khí) là không được, thậm chí là không thể. Chúng ta- nước Nga, đó là hòa bình.

“SP”: — Nhưng dù sao thì mối nguy hiểm “tình cờ” sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn hiện hữu …

— Cần phải thiết lập một cơ chế ngừng (sản xuất), không phổ biến công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân. Để làm được điều đó cần phải khôi phục lại cơ chế hoạt động của hệ thống luật pháp quốc tế để Liên Hiợp Quốc có thể sử dụng và dựa vào nó (cơ chế luật pháp quốc tế đó-ND).

Một quyết định được thông qua- tất cả đều phải tuân thủ: Trump, Putin, tất cả ai cũng vậy. Hiến pháp của chúng ta (Nga) cũng đã quy định rất rõ rằng chúng ta tuân thủ các điều luật quốc tế.

3/ Nhà ngoại giao Xô Viết/Nga. Cựu cố vấn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, Igor Nikulin tin chăc rằng nếu (Nga) giải trừ vũ khí (hạt nhân) Nga sẽ bị mất lãnh thổ.

— Gorbachev đã từng đưa ra một đề xuất tương tự từ trước đây. Hoàn toàn không có gì mới mẻ trong lần này.

Trong bối cảnh hiện tại, việc Nga giải trừ vũ khí hạt nhân là rất không khôn ngoan. Sức ép đối với chúng ta từ mọi phía chỉ có thể ngày càng tăng lên, trong khi các khả năng của chúng ta (Nga) lại khá khiêm tốn.

Vũ khí hạt nhân trong thời điểm hiện tại đang là nhân tố răn đe chủ yếu trong nền chính trị quốc tế. Việc hiện giờ chúng ta tạm thời chưa bị kéo vào một số cuộc xung đột nghiêm trọng nào đó dọc biên giới hoàn toàn là nhờ chúng ta (Nga) đang có trong tay vũ khí hạt nhân. Vì vậy, quan điểm của chúng ta cần phải là một quan điểm ích kỷ.

Nếu làm khác đi, chúng ta đơn giản là sẽ không thể bảo vệ được lãnh thổ của mình trước con mắt thèm thuồng của rất nhiều kẻ khác. Xét cho cùng, lãnh thổ trên bộ của chúng ta chiếm tới một phần bảy diện tích đất liền toàn cầu trong khi dân số của chúng ta chỉ chiếm vẻn vẹn 2% dân số toàn thế giới.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch và chú thích/ Báo Đất Việt)

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN