Lần đầu tiên công bố sức mạnh thực sự đứng sau sự kiện lịch sử D-Day

Là cố vấn chủ chốt của Tổng thống Franklin D.Roosevelt, đô đốc William D. Leahy giúp kết hợp các đồng minh lại với nhau nhằm chống lại cuộc xâm lược của Đức Quốc xã chiếm đóng châu Âu.

Bài viết dưới đây của tác giả Phillips Payson O’Brien sẽ mang tới những tiết lộ chân thực nhất chưa từng công bố từ trước tới nay về ẩn tình của câu chuyện này. Ông OBrien là giáo sư về nghiên cứu chiến lược của Đại học St. Andrews ở Fife (Scotland).

Vị đô đốc 5 sao của quân đội Hoa Kỳ

Đầu tháng 6-1944, khi lính Đồng minh ở Anh đang có những khâu chuẩn bị cuối cùng nhằm sẵn sàng nghênh chiến trước sự xâm lăng, khi đó đôi mắt của truyền thông Hoa Kỳ không chỉ hướng đến các bãi biển ở Normandy mà còn là ở Mt. Vernon (tiểu bang Iowa) – một thị trấn nhỏ nằm cách pháo đài của Hitler ở Châu Âu tới hơn 4.000 dặm đường.

Ở Mt.Vernon, một trường cao đẳng nghệ thuật tự do cỡ nhỏ, Đô đốc William D. Leahy (thành viên cao cấp nhất của quân đội Hoa Kỳ) đã có một bài phát biểu hùng hồn ngay trước một tập hợp hùng hậu các phóng viên báo chí.

Ông Leahy ít được nhớ đến. Người ta nhớ về ông qua hàng loạt bức ảnh thời chiến chụp không xa Tổng thống Franklin Roosevelt với khuôn mặt nhăn nhó, và cho đến ngày nay nhiều người vẫn lầm tưởng người đàn ông đội mũ lưỡi trai với những bím tóc vàng là một phụ tá vô danh của Roosevelt, nhưng ai mà ngờ được Leahy lại là một trong những quý ông quyền lực nhất thế giới.


Đô đốc hạm đội Hoa Kỳ William D. Leahy đứng sau Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người ngồi giữa Thủ tướng Winston Churchill (trái) và Joseph Stalin (phải) tại Hội nghị Yalta trong thời kỳ chiến tranh thế giới II. Ảnh nguồn: Time Life Pictures/ US Army Signal Corps/ The LIFE Picture Collection/ Getty Images.

Suốt nhiều năm, đô đốc Leahy từng là bạn chí thân của Tổng thống Franklin Roosevelt, có thể biết đến là những ngày đầu khi Roosevelt còn làm trợ lý thư ký của Hải quân Hoa Kỳ. Hai thập niên sau đó, Roosevelt đã yên vị trong Nhà Trắng, còn Leahy cũng nhoài lên nắm giữ chiếc ghế quyền lực của Hải quân.

Trước khi Leahy về hưu vào năm 1939, Roosevelt từng tâm sự rằng nếu chiến tranh có xảy ra thì Leahy sẽ được triệu hồi, phục chức để phụng sự tổ quốc. Và khi Roosevelt làm điều đó, Leahy đã chỉ huy trong sự kiện Trân Châu Cảng, ông cũng là cá nhân đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ mang danh hiệu “Tham mưu trưởng của Tổng tư lệnh Hoa Kỳ”.

Nhờ sự sủng ái và tình bạn lâu dài giữa họ mà Leahy còn đảm nhận sứ mạng giúp đỡ Roosevelt xử lý nhiều quyết định mang tính quan trọng của thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ II.

Đứng trước đám đông khán giả bao gồm những sinh viên tốt nghiệp và gia đình của họ tại Đại học Cornell cũng như trước các nhiếp ảnh gia báo chí, vị đô đốc 4 sao (cuối năm đó Leahy sĩ quan chiến tranh đầu tiên nhận 5 sao, khiến Leahy bỏ xa những cá nhân nổi tiếng khác như Dwight Eisenhower, Douglas MacArthur và George Marshall) đã nói về giá trị của sự tự do.

Leahy vào đề: “Mọi người đều có thể có hòa bình nếu như họ sẵn sàng trả bất kỳ giá nào cho nó. Cái giá ở đây là sự nô lệ, hủy hoại nhân phẩm người vợ/ bạn gái, phá nhà, phủ nhận Chúa Trời. Tôi đã nhìn thấy tất cả những điều ghê tởm này ở nhiều nơi trên thế giới, họ phải trả giá vì đã không dũng cảm chống lại ách xâm lăng, và tôi không nghĩ rằng người dân ở tiểu bang nơi tôi sinh ra lại có mong muốn hòa bình ở mức giá đó”.

Chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, 2.500 người Mỹ đã bị sát hại ở Pháp. Đô đốc Leahy là người duy nhất trong khán đài biết rõ cơn đại hồng thủy đang sắp đến. Quả vậy, đó là lý do mà Leahy chọn Iowa là điểm đến đầu tiên. 75 năm sau đó, Chiến dịch Overlord (mật danh của mặt trận Normandy, hay D-Day) là một phần câu chuyện của Mỹ, nhưng vào lúc đó, khi nào và nơi đâu chiến tranh sẽ bắt đầu là điều không thể tránh khỏi.

Thực vậy, Bộ chỉ huy cao cấp của quân Đồng Minh đã cãi nhau vì nó trong suốt hơn 2 năm. Ngay cả trong hàng ngũ quân đội Mỹ, tiền đề của một cuộc xâm lược đã được tranh luận sôi nổi.

Ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến với Nhật Bản và Đức, Tướng George Marshall (tham mưu trưởng của quân đội Hoa Kỳ) tin rằng Adolf Hitler chứ không phải là Thiên hoàng Chiêu Hòa mới là kẻ thù lớn nhất của Hoa Kỳ, và cho rằng cuộc chiến ở châu Âu sẽ nhận sức nặng khủng khiếp từ đòn tấn công của Hoa Kỳ.

Mối quan hệ mật

Tướng Marshall khẳng định: “Cách tốt nhất để đánh bại người Đức là xâm lược Pháp càng sớm càng tốt”. Cuối năm 1942, Marshall tin rằng một cuộc xâm lược nên diễn ra vào năm 1943 (ông ta quan tâm tới việc đổ bộ ở Brittany) và rằng Hoa Kỳ nên đặc phái tất cả lính tráng và số vũ khí hiện có tới Vương quốc Anh để chuẩn bị cho một cuộc tấn công như thế.

Là lính hải quân và quan trọng hơn cũng là chủ tịch đầu tiên của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ mới được thành lập, Leahy có một quan điểm khác. Ông tỏ ra quan tâm tới việc kiểm soát truyền thông, thống trị đại dương và làm suy yếu kẻ thù bằng hải quân và không quân.


Bức ảnh chụp Leahy năm 1944 trong bộ quân phục Đô đốc Hạm đội Hải quân 5 sao. Ảnh nguồn: CORBIS / Corbis via Getty Images.

Leahy muốn Hoa Kỳ phải giữ ở thế cân bằng trong cuộc chiến giữa châu Âu và châu Á, bởi tin rằng định mệnh của Trung Quốc cũng như cuộc chiến với Nhật Bản là ít quan trọng đối với tương lai của thế giới so với những gì đang xảy ra ở châu Âu. Do đó Đô đốc Leahy phản đối mạnh mẽ với cam kết tập trung toàn lực của quân đội Mỹ xâm lược Pháp quốc vào năm 1943 vì nó chứa đựng rất nhiều rủi ro.

Theo ý đồ của Leahy thì ông muốn Hoa Kỳ đợi đến năm 1944 vì tin rằng đến lúc đó thì Hoa Kỳ sẽ đạt được lợi thế lớn trên biển và trên không, và rằng bất kỳ cuộc xâm lược nào cũng phải lên bờ và ở lại trên bờ mà không để lại quá nhiều thương vong.

Cũng bởi chính trong cuộc tranh luận này mà tầm quan trọng về mối quan hệ giữa Leahy với Roosevelt mới được cảm nhận đầy đủ. Mỗi sáng tại Nhà Trắng, đô đốc Leahy đều gặp gỡ riêng với Tổng thống nhằm đưa một bản tóm tắt đầy đủ về tình trạng chiến tranh. Leahy là tâm phúc và cũng là “người mở đường” để Roosevelt ban ra những quyết định lớn và nhỏ: từ việc phân bổ lực lượng cho đến ưu tiên sản xuất quân sự.

2 người đàn ông cũng ăn uống cùng nhau, hay cùng hút thuốc lá, một sự ràng buộc nhằm giúp cho Roosevelt giảm trầm cảm bởi nhiều áp lực điều hành và sức khỏe ông cũng không tốt.

Mặt khác, tướng Marshall lại cứng nhắc và không mấy thân thiện với Tổng thống: Marshall từng trừng mắt nhìn Roosevelt khi ngài tổng thống chỉ gọi ông là “George”, kết quả là, cả chủ và tớ hầu như hiếm khi gặp nhau riêng rẽ.

Sự gần gũi của Leahy với Roosevelt đã hạ nhịp khả năng xâm lược nước Pháp trước khi quân đội Hoa Kỳ đủ lực. Bất kỳ khi nào tướng Marshall ra ý kiến về việc xâm lược Pháp vào năm 1943 thì cả Roosevelt lẫn Leahy đều trả lời hãy thong thả. Họ không công khai hủy kế hoạch của tướng Marshall mà chỉ đơn giản là từ chối ủy quyền cho viên tướng này làm điều đó.

Tháng 1-1943, tướng Marshall đã vấp phải sự phản đối của phái bộ Anh do Thủ tướng Winston Churchill dẫn đầu tại Hội nghị Casablanca. Thất bại trong việc thuyết phục Tổng thống và cố vấn thân cận ủng hộ cho kế hoạch của mình, tướng Marshall buộc phải chấp nhận cuộc tấn công Pháp sẽ không xảy ra trong giai đoạn này.

Cặp bài trùng tung chiêu

Tuy nhiên ngay cả cuộc xâm lược vào năm 1944 cũng không phải là một âm mưu. Thủ tướng Churchill, người vốn bị ám ảnh bởi những ký ức kinh hoàng từ chiến tranh dưới thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, không muốn lại xảy ra thương vong lớn cho người Anh khi tham gia với Mỹ xâm lược Pháp.

Churchill ưa thích đánh Đức thông qua ngả Ý hoặc bán đảo Ban-căng, ông gọi nó là “cái bụng mềm của châu Âu”. Điều này không chỉ bảo toàn lực lượng cho quân đội Anh mà theo quan điểm của Churchill thì cũng còn mở hướng về phía Địa Trung Hải, khôi phục huyết mạch thông thương nhanh nhất tới Ấn Độ – viên ngọc trên vương miện của đế quốc Anh và là một thuộc địa mà Churchill đang nỗ lực trong tuyệt vọng để cố giữ lấy.


Một bức ảnh chụp tại Hội nghị Tehran năm 1943, Leahy đứng sau Winston Churchill. Ảnh nguồn: Archive Photos/ Getty Images.

Giờ đây kế hoạch xâm lược năm 1943 đã ra khỏi câu hỏi, Leahy và Roosevelt cùng ủng hộ mạnh mẽ việc phát động sự kiện D-Day năm 1944, khi họ tin rằng Mỹ và Anh đã ở tư thế sẵn sàng.

Họ không có hứng thú với một trò xiếc ở miền Nam châu Âu. Tướng Marshall phù hợp với tầm nhìn của cặp bài trùng (Leahy-Roosevelt), quân đội Hoa Kỳ kết hợp với hải quân và Nhà Trắng để cùng phát triển một kế hoạch. Trong vòng 4 hội nghị kế tiếp đó (Trident, Quadrant và Sextant/Eureka, được diễn ra từ tháng 5 đến tháng 12- 1943), người Mỹ đã công kích người Anh tại các bàn đàm phán, hậu thuẫn bởi lực lượng “diều hâu” được cung cấp bởi quy mô của nền kinh tế chiến tranh Hoa Kỳ.

Tại 2 hội nghị Trident và Quadrant, bộ đôi Leahy và Roosevelt cùng làm việc với Marshall cùng gây sức ép tàn bạo buộc Anh phải chịu thua và nhượng bộ trước các yêu cầu của Hoa Kỳ, còn Thủ tướng Churchill bị ép phải ký một kế hoạch chiến lược dựa trên sự kiện xâm lược nước Pháp vào năm 1944. Và cũng gần như lập tức ngay sau khi kết thúc mỗi lần hội nghị, Churchill đều cố gắng luồn lách khỏi các cam kết.

Cuối tháng 11-1943, lần đầu tiên “Tam ca” (Leahy-Roosevelt-Marshall) đã gặp mặt nhau. Leahy đồng hành cùng Roosevelt đến Hội nghị Tehran để nói chuyện với Thủ tướng Churchill và lãnh tụ Liên Xô – Joseph Stalin. Stalin không có thời gian tiếp cận gián tiếp thông qua ngả Địa Trung Hải, ông ta cũng muốn xâm lược Pháp càng sớm càng tốt để ngăn chặn càng nhiều đơn vị quân đội của Đức quốc xã hơn và làm giảm áp lực cho quân đội Liên Xô đang chiến đấu ở mặt trận rìa Đông Âu.

Cách nói thẳng thắn của Lãnh tụ Liên Xô khiến Leahy trở nên ấn tượng, Stalin chê bai mọi kế hoạch của Churchill và rằng chúng không biến sự kiện D-Day tập trung vào các chiến lược của liên quân Anh – Mỹ năm 1944. Sự chỉ đạo của Stalin như một thông điệp của Chúa truyền cho Leahy-Roosevelt (cặp đôi đã tận dụng nó trong suốt các cuộc đàm phán). Bất cứ khi nào người Anh hành động như thể họ một lần nữa chống lại việc xâm lược Pháp thì cả Leahy lẫn Roosevelt đều nói rằng Anh cần phải hợp tác để khởi động D-Day như đã hứa với người Nga.

Có thời điểm, sau khi người Anh lại phản bác rằng cuộc xâm lược Pháp phải nên đợi cho đến khi quân Đức suy yếu đến mức có thể giảm tối đa thương vong cho quân Đồng minh, thì y như rằng Leahy tung chiêu đe dọa Anh rằng “không thể có các điều kiện xấu như thế trừ phi quân Đức sụp đổ trước hoặc sau đó”.

Đối mặt với sự cố chấp như vậy, Churchill đành phải nhượng bộ. Cuối mỗi buổi hội nghị, Anh không hề có sự lựa chọn nào khác và đó là sự thất bại nặng nề với Churchill, nó làm cho ngài Thủ tướng Anh suy sụp thần kinh, tin này được Văn phòng Chính phủ Anh xác nhận chỉ vài tuần trong một nỗ lực phục hồi.

Khi tin tức về cuộc đổ bộ bị rò rỉ vào sáng hôm sau, ngày 6-6-1944 thì xem như sứ mạng của Leahy đã hoàn tất – người đàn ông quyền lực nhất của quân đội Hoa Kỳ được nhìn thấy trong một bức ảnh chụp trên cánh đồng ngô ở Iowa nhằm đánh lạc hướng sự tập trung vào cuộc xâm lược.

Tối ngày hôm đó, Leahy lặng lẽ trở về Washington để đoàn tụ với người bạn tâm giao Roosevelt. Tại Nhà Trắng, họ đã làm rất ít nhưng hy vọng rằng Chiến dịch Overlord (mật danh trận Normandy) sẽ đi tới thành công.

Nguyễn Thanh Hải/CAND

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN