Xung đột thương mại Mỹ-Trung: Những nguy cơ đối với Việt Nam

Trong 3 tháng qua, các thị trường chứng khoán ở Châu Á và ở các thị trường mới nổi (theo chỉ số thị trường mới nổi – MSCI EM Index) đều giảm tỷ lệ phần trăm đáng kể. Trong số đó, thị trường Việt Nam giảm mạnh 24,2%.

Tuy nhiên, Việt Nam lại là nước “hưởng lợi lớn nhất” từ sự chuyển dịch trong hoạt động sản xuất hàng hóa từ Trung Quốc sang các nước, khu vực có chi phí thấp hơn trong thập kỷ qua. Và trong khi không phải là mục tiêu của các khoản thuế quan của Mỹ, Việt Nam có thể bị kéo vào cuộc chiến khi chiến tranh thương mại leo thang vì Việt Nam có thặng dư thương mại với Mỹ lên tới 38 tỷ USD/năm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm đến 93,6% GDP (xuất siêu) – một con số rất lớn. Do vậy, nếu Mỹ áp đặt bất kỳ khoản thuế quan lớn nào nhằm cắt giảm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, thì đây sẽ là một “đòn giáng mạnh” đối với kinh tế Việt Nam. Đó là lý do tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi xung đột thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Xung đột thương mại Mỹ-Trung: Những nguy cơ đối với Việt Nam

Tác động của xung đột thương mại là điều chắc chắn. Tuy nhiên, chứng khoán sụt giảm trong 3 tháng qua là do nhạy cảm chứ không hẳn là do những con số cứng nhắc. Từ nay đến cuối năm 2018, có thể sẽ có thêm các khoản thuế quan khác được tung ra. Trung Quốc sẽ trả đũa và điều này sẽ buộc ông D. Trump hành động đáp trả hơn nữa.

Ngày 10.7, đại diện Thương mại Mỹ R. Lighthizer quyết định sẽ áp thuế nhập khẩu 10% lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, trong đó có các sản phẩm hóa chất, đồ gỗ, đồ giải khát, giấy hay xăm lốp xe. Loạt thuế mới của Mỹ không phải là điều gây ngạc nhiên, bởi sau khi các biện pháp bảo hộ mậu dịch của nước này được thông qua hồi tuần trước, chính quyền Mỹ đã báo trước là sẽ có thêm các biện pháp trừng phạt mới.

Cuộc chiến thương mại này mới chỉ “ở màn mở đầu”. Trên thực tế, màn mở đầu này còn chưa kết thúc. Dự kiến, trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều cuộc khẩu chiến; các khoản thuế quan theo kiểu “ăn miếng, trả miếng” nữa được cả hai bên áp dụng và cả các cuộc đàm phán.

Vậy cần chuẩn bị những gì khi thị trường biến động mạnh?

Thứ nhất, cần đa dạng hóa các khoản đầu tư vào các tài khoản khác nhau và ở các khu vực khác nhau. Ví dụ như mua các “tài sản cứng” như vàng, “cổ phiếu phòng thủ” như các mặt hàng tiện ích và hàng tiêu dùng cơ bản, nhất là ở các nền kinh tế đang phát triển.

Thứ hai, tránh vay tiền vào thời điểm nhạy cảm này.

Thứ ba, hãy chắn chắn có sẵn trong tay một khoản tiền mặt nhất định để đầu tư vào “những cơ hội” xuất hiện trong giai đoạn biến động.

PHONG LÂM (THEO STANSBERRYCHURCHOUSE  – LĐO   )

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN