Gần 8 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với câu nói nổi tiếng “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”, quân và dân đi đến thắng lợi bằng trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954.
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một tuần sau, ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh bắt buộc học chữ quốc ngữ và học không mất tiền. Trong ảnh là lớp học ở thôn Liễu Viên, xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín, Hà Tây) dùng đèn bằng đĩa dầu lạc.
Đội Nhi đồng Cứu quốc Mai Hắc Đế tham gia vận động bầu cử Quốc hội, ngày 5/1/1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với đại diện Pháp Sainteny tại số 4 phố Lê Lai (Hà Nội). Ông Hoàng Minh Giám đọc bản hiệp định.
Ngày 2/5/1946, trong lời kêu gọi chống thất học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bức thư và cảm tưởng của một cụ già 77 tuổi đã biết chữ quốc ngữ.
Trước sự lấn lướt của thực dân Pháp, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “Toàn quốc Kháng chiến”. Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng chỉ huy quân đội và dân quân Việt Nam cũng ra mệnh lệnh toàn quốc kháng chiến.
Ngày 19/12/1946, pháo đài Láng là nơI bắn phát đạn đầu tiên vào thành Hà Nội, mở đầu ngày toàn quốc kháng chiến.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người đang chỉ tay vào bản đồ, thứ ba từ trái sang) báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh (người quay lưng, thứ hai từ tráI sang) kế hoạch phá tan âm mưu của Pháp tấn công Việt Bắc, thu – đông năm 1947.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện thân mật với một đơn vị dân quân và bộ đội địa phương tỉnh Cao Bằng sau chiến dịch biên giới thắng lợi, năm 1950.
Quân ta xung phong đoạt khí giới trong chiến dịch Sóc Trăng, tháng 4/1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh huấn thị cho một đơn vị bộ đội trong chiến dịch Cao – Bắc – Lạng tại hang Nhị Thanh (Lạng Sơn) năm 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát trận địa ở mặt trận Đông Khê, năm 1950.
Bộ đội từ sân bay tiến vào trung tâm Mường Thanh, tháng 4/1954.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh (bên trái), Phạm Văn Đồng (bên phải), Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bộ đội rước ảnh Hồ Chủ tịch đi tuần hành trên những chiếc xe tăng chiến lợi phẩm giữa tiếng hoan hô vang dội của quân, dân năm 1954.
Bài: VietNamNet
Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III