Hệ thống thương mại nông nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tuần trước, Mỹ và Trung Quốc đã khai hỏa cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế sau khi Washington áp mức thuế mới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, kéo theo đó là các biện pháp trả đũa ở quy mô tương đương của Bắc Kinh.
Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được dự báo có thể tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là hệ thống thương mại nông nghiệp.
Theo Cobank, ngành nông nghiệp Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị tổn hại nặng nề khi 2/3 lượng nông sản xuất khẩu của nước này được bán sang các nước mà Washington đang tranh chấp, hoặc đàm phán thương mại. Các kế hoạch xuất khẩu đậu nành, thịt lợn, lúa miến và bông cải từ Mỹ sang Trung Quốc có thể bị dừng lại, do mức thuế 25% của Bắc Kinh.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế, bởi không nước nào có thể ngay lập tức bù đắp lượng nông sản nhập khẩu từ Mỹ. Trong khi đó, Brazil, Australia được dự báo sẽ hưởng lợi lớn nhờ những biến động trong hệ thống thương mại nông nghiệp toàn cầu.
Trong báo cáo hằng quý mang tên “Đánh giá Kinh tế nông thôn,” CoBank cho biết 70% nông sản xuất khẩu của Mỹ có đích đến là các nước đang tiến hành đàm phán thương mại hoặc có tranh chấp thương mại với Mỹ.
Các biện pháp áp thuế đáp trả của Trung Quốc và Mexico nhằm vào nông sản Mỹ đã “phủ bóng đen” lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới.
Các nông sản xuất khẩu chủ chốt của Mỹ như đậu nành, hạt, nho, và sản phẩm từ sữa có thể phải đối mặt với nguy cơ mất thị phần ở những thị trường quan trọng. Ngoài ra, việc bùng nổ thị trường sản xuất các sản phẩm bổ sung protein nguồn gốc từ động vật ở Mỹ cũng khiến nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh.
Mỹ là một mắt xích quan trọng trong hệ thống thương mại nông nghiệp toàn cầu. Khoảng 2/3 nông sản Mỹ được bán sang các nước mà nước này đang tranh chấp hoặc đang đàm phán thương mại, theo ngân hàng CoBank (Mỹ), chuyên cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mexico và Liên minh châu Âu (EU) đã áp thuế trả đũa với hàng loạt nông sản Mỹ sau khi bị nước này áp thuế thép và thuế nhôm. Trong khi đó, các kế hoạch xuất khẩu đậu nành Mỹ sang Trung Quốc cũng đã bị gác lại để tránh bị mức thuế 25% mà Trung Quốc sẽ đáp trả ngay sau khi Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với 34 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.
Các thị trường nông sản Mỹ đứng trước nguy cơ bị tổn hại nặng nề trong một cuộc chiến thương mại có thể làm thay đổi các dòng chảy hàng hóa nông nghiệp từ thịt heo cho đến cotton, ngũ cốc trên toàn cầu.
Dòng chảy thương mại của một số mặt hàng nông nghiệp có thể bị thay đổi khi cuộc chiến thương mại xảy ra.
Đậu nành
Năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu đậu nành từ Mỹ với giá trị lên đến 14 tỉ USD. Nếu bị Trung Quốc áp thuế trả đũa 25%, giá trị xuất khẩu đậu nành Mỹ sang Trung Quốc có thể giảm 4,5 tỉ USD, theo một nghiên cứu của Đại học bang Tennessee (Mỹ).
Thịt heo
Thịt heo Mỹ đang đối mặt với rủi ro lớn nhất từ các xáo trộn thương mại vì sản lượng thịt heo của Mỹ đang tăng mạnh nhưng Mexico và Trung Quốc đã áp thuế thịt heo Mỹ để trả đũa thuế thép và thuế nhôm của Mỹ nhằm vào hai nước này.
Thức ăn chăn nuôi
Lúa miến (cao lương) là thành phần chính để chế biến thức ăn gia cầm tại Trung Quốc. Tháng 4 vừa qua, Trung Quốc áp thuế phạt tạm thời lên đến 178% đối với lúa miến Mỹ trong lúc điều tra chống bán phá giá mặt hàng này.
Hàng chục chuyến tàu chở lúa miến của công ty này đang trên đường sang Trung Quốc đã phải chuyển hướng và bán rẻ cho các khách hàng khác bao gồm Saudi Arabia, Nhật Bản và Tây Ban Nha sau khi nhận được thông báo này của Trung Quốc. Công ty kinh doanh hàng hóa nông nghiệp Archer-Daniels-Midland (Mỹ) ước tính mất 30 triệu USD Mỹ lợi nhuận trong quý II do các tranh chấp thương mại về lúa miến.
Bông vải
Trung Quốc đang đe dọa áp thuế 25% đối với cotton của Mỹ nếu 34 tỉ USD Mỹ hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế
Sữa
Chiến tranh thương mại cũng có thể giáng một đòn nặng nề cho ngành sữa của Mỹ. Giá hợp đồng sữa tương lai ở Mỹ đã giảm 12% kể từ khi Mexico tuyên bố áp thuế trả đũa nhằm vào các sản phẩm sữa của Mỹ. Hôm 5-7, Mexico tuyên bố nâng thuế nhập khẩu đối với pho mát Mỹ lên mức 25%.
Thái Bình/ Nhịp Cầu Đầu Tư/ Nguồn Reuters