Trong năm 2019, dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung Mỹ, Việt Nam vẫn vươn lên ở nhiều phương diện, trên nhiều lĩnh vực, khẳng định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Kinh tế Việt Nam giữ mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới
Tốc độ tăng GDP cả năm đạt trên 6,9%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới.
Trong khi nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm thì Việt Nam vẫn là một ngoại lệ. Nhiều chuyên gia nước ngoài tin rằng, nền kinh tế Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN vào năm nay và còn tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cho biết Việt Nam đã nằm trong top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2019.Trong báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Nguyên Xuân Phúc cho biết, các tổ chức quốc tế uy tín và nhiều quốc gia, đối tác đánh giá cao và khẳng định Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực, toàn cầu về tăng trưởng kinh tế.
TP.HCM và Hà Nội vào top 10 thành phố năng động nhất thế giới
Bảng xếp hạng Chỉ số Tăng trưởng Thành phố (CMI) lần thứ sáu do Tập đoàn Tư vấn bất động sản toàn cầu JLL công bố những thành phố có kinh tế xã hội và thương mại bùng nổ nhất. Theo đó, Châu Á Thái Bình Dương là khu vực sở hữu 19 trong top 20 thành phố năng động nhất. Điểm nổi bật của các thành phố năng động nhất thế giới là công nghệ và đổi mới.
Việt Nam hiện diện trong bảng xếp hạng với thứ hạng cao, khi Thủ đô Hà Nội đứng thứ 3 và Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 8 trong Top 10 thành phố năng động nhất thế giới. Tp Hồ Chí Minh được xem là điểm đến mới ở Châu Á cho các doanh nghiệp khu vực và toàn cầu với sự hiện diện dày đặc của các tập đoàn đa quốc gia. Trong khi đó, Thủ đô Hà Nội cũng là một thành phố đang phát triển vượt trội, tiếp tục thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ vào lĩnh vực sản xuất mà còn vào các hoạt động công nghệ mang giá trị cao.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung tiếp tục căng thẳng, Việt Nam trở thành điểm đến mới để các nhà sản xuất phương Tây lựa chọn khi dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc.Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư mới của thế giới.
Trong năm 2019, một loạt các nhà sản xuất như Nintendo, Sharp, Techtronic và Kyocera đều công bố kế hoạch di chuyển một số quy trình sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Foxconn, một nhà sản xuất thiết bị điện tử của Đài Loan, một trong những nhà cung cấp chính của Apple, đã mua lại đất tại Việt Nam để xây dựng một nhà máy trong tương lai. Năm ngoái, GoerTek – một nhà sản xuất khác của Apple cũng tiết lộ rằng công ty đang chuyển dây chuyền sản xuất từ Sơn Đông sang Việt Nam, với việc sản xuất thử nghiệm sẽ bắt đầu vào tháng 7 này. Google cũng đã bắt đầu làm việc để chuyển đổi một nhà máy Nokia cũ ở tỉnh Bắc Ninh để sản xuất điện thoại thông minh Pixel.
Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng tìm cách đầu tư vào Việt Nam để lách thuế cao từ Mỹ. Đón cả hai dòng đầu tư từ Phương Tây và Trung Quốc, Việt Nam được coi là điểm nóng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2019. Báo cáo Thế giới và Tin tức Hoa Kỳ năm 2019 đã xếp hạng Việt Nam thứ 8 trong danh sách 29 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư trên thế giới. Nhiều nhà phân tích kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành công xưởng thứ hai của thế giới thay thế cho Trung Quốc.
Xuất khẩu Việt Nam đạt mốc cao kỷ lục hơn 500 tỉ đôla Mỹ
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt khoảng 520 tỉ đôla Mỹ trong năm 2019. Chỉ tính riêng đến hết tháng 9 năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 382,16 tỷ USD, bình quân mỗi tháng đạt gần 42,5 tỷ USD. Đây là những con số cao kỷ lục và kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đã lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 44,65 tỉ đôla Mỹ chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu rất mạnh.
10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là điện thoại, mát vi tính, hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, gỗ, phương tiện vận tải, hàng thuỷ sản, sắt thép và xơ sợi dệt các loại.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt kỷ lục 73 tỷ USD
Tính đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2019, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã lên tới 73 tỷ USD. Theo đó, ước tính Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm hơn 6,6 tỷ USD kể từ tháng 7 đến tháng 10. Với mức 73 tỷ USD hiện tại, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng gấp đôi chỉ trong 3 năm trở lại đây. Dù vậy, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vẫn kiến nghị: Việt Nam phải tiếp tục đà tăng dự trữ ngoại hối để phát triển bền vững hơn và chống cú sốc bên ngoài.
Dù tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp với nhiều áp lực từ thương chiến Mỹ Trung, đồng tiền Trung Quốc giảm giá mạnh, nhưng thị trường ngoại tệ trong nước vẫn duy trì ổn định, thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Việc dự trữ quốc gia tăng nhanh đã góp phần vào thành công nói trên, thể hiện năng lực quản lý tài chính ngày một tốt lên của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, đồng thời phản ánh đời sống đang lên của nhân dân cũng như sự phát triển của kinh tế đất nước.
Thương hiệu xe VinFast mang lại những trải nghiệm chưa từng có cho khách hàng Việt về dòng xe hạng sang theo tiêu chuẩn châu Âu, ở mức giá dành cho người Việt. Được trang bị hệ thống vận hành, an toàn vượt trội chuẩn Đức, thiết kế đúng chất Ý, các dòng xe của VinFast đang trở thành một trong những sản phẩm thu hút nhất trên thị trường ô tô Việt.Điểm sáng thương hiệu ô tô Vinfast
Không chỉ được đánh giá cao về thiết kế nội, ngoại thất, mà còn ở tính năng vận hành vượt trội, thương hiệu ô tô “quốc dân” VinFast đang tạo ra những giá trị vững bền để cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ lớn trên thị trường. Vinfast là bước ngoặt đặc biệt quan trọng, đánh dấu nấc thang phát triển mới của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Vingroup khẳng định VinFast là nhà sản xuất ô tô duy nhất tại Việt Nam làm chủ được các công đoạn cốt lõi và có năng lực tự sản xuất những cấu phần chính của một chiếc ô tô. Trong lễ khánh thành nhà máy ô tô Vinfast, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói Vinfast là “một dự án kì tích của ngành ô tô Việt Nam cũng như trên thế giới” và khát vọng và lý tưởng Vinfast là “động lực thôi thúc chúng ta hành động, biến ước mơ thành hiện thực… minh chứng rằng, người Việt Nam chúng ta có thể làm được những điều mà thế giới làm được.”
3 trường Đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng Đại học tốt nhất toàn cầu
Đây là bảng xếp hạng rất có uy tín được công bố thường niên, và lần đầu tiên Việt Nam có 3 cơ sở đại học có tên trong bảng xếp hạng.Lần đầu tiên 3 cơ sở đại học Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và Trường đại học Bách khoa Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất toàn cầu theo bình chọn của tuần san Times Higher Education, Anh.
Cụ thể, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 801-1.000 đại học tốt nhất, còn Đại học Quốc gia TP.HCM trong nhóm 1.000+.
Trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội có các chỉ số về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế đứng đầu trong 3 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng, Đại học Quốc gia TP.HCM đứng đầu về chỉ số thu nhập từ doanh nghiệp còn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có chỉ số về trích dẫn khoa học cao nhất.
Năm nay, Times Higher Education xếp hạng cho 1.395 cơ sở giáo dục đại học trên tổng số 1.820 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng. Đây là con số lớn nhất từ trước đến nay trong quy mô xếp hạng đại học thế giới của tuần san này. Các cơ sở giáo dục này thuộc 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Gạo Việt Nam được bình chọn ngon nhất thế giới
Gạo ST25 của Việt Nam đã vinh dự được trao giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019 tại cuộc thi Gạo Ngon Nhất Thế Giới, do The Rice Trader tổ chức mới đây tại Philippines. Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn với ngành lúa gạo Việt Nam, khi hạt gạo nước ta đã vượt qua được các giống gạo ngon nhất của Thái Lan, Campuchia và nhiều nước
Gạo ST25 là dòng gạo thơm – “con cưng” đã được Anh hùng Lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua cùng các cộng sự lai tạo và cải tiến.khác để giành giải nhất. Đây là lần đầu tiên sản phẩm gạo Việt đạt giải thưởng cao nhất trong vòng 10 năm chương trình này được tổ chức.
Các chuyên gia nông nghiệp đều chung đánh giá việc gạo ST25 đại diện cho Việt Nam lần đầu tiên giành được thứ hạng cao nhất trên thế giới là cơ hội vàng để xây dựng thương hiệu gạo cho Việt Nam. Thương hiệu gạo ngon nhất thế giới năm 2019 của gạo ST 25 một lần nữa khẳng định Việt Nam không chỉ là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới mà còn đang hướng đến xuất khẩu gạo chất lượng cao.
Sô cô la Việt Nam ngon nhất thế giới
Tờ Bloomberg viết về hương vị của Marou: “Hấp dẫn nhất là sô cô la làm từ hương liệu “phở”. Đó là một loại sô cô la đen với cây hồi, thảo quả, rau mùi, thì là, đinh hương, quế, và hạt tiêu, các gia vị rất đặc trưng của phở Việt Nam.”Tờ báo hàng đầu nước Mỹ Bloomberg ca ngợi thương hiệu sô cô la sản xuất tại Việt Nam Maison Marou là loại sô cô la ngon nhất hành tinh. Hạt cacao của Maison Marou mang hương vị đặc trưng của 6 tỉnh Việt Nam. Hiện tại, nhãn hiệu này đã xuất khẩu sản phẩm đến khoảng 20 quốc gia, chủ yếu ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Bắc Á. Thương hiệu này đã giành được các danh hiệu toàn cầu cao quý trong ngành, từ Salon du Chocolat ở Paris đến Giải thưởng Academy of Chocolate thường niên.
Marou và nhiều loại sô cô la Việt Nam khác đang thành công trong việc chinh phục thế giới bởi giống ca cao được trồng ở Việt Nam là giống lai Trinitario, có chất lượng cao nằm trong top 10% loại hạt “hương vị” trên toàn thế giới. Mặc dù hiện tại Việt Nam chỉ chiếm 0,1% sản lượng ca cao trên toàn thế giới nhưng hạt ca cao của Việt Nam lại được thế giới đánh giá cao bởi hương vị độc đáo, nó rất khác biệt với hạt ca cao được trồng ở châu Phi. Hạt ca cao Việt Nam đã được bầu chọn là hạt cacao tốt nhất Châu Á -Thái Bình Dương và tổ chức cacao thế giới ICCO đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước sản xuất cacao hương vị tốt hàng đầu thế giới.
Trong năm 2019, Lô 1.000 sản phẩm bột cacao hữu cơ của Việt Nam đã xuất được sang Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có mặt hàng cacao hữu cơ xâm nhập chính ngạch vào thị trường này./.