"Việt Nam hóa chiến tranh là một sự lừa dối tàn ác"

George S. McGovern, sinh năm 1922, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân Chủ năm 1972, là một trong những người phê phán chủ chốt ở Quốc hội về cuộc Chiến tranh Việt Nam. Là một phi công máy bay ném bom trong Chiến tranh Thể giới thứ Hai, McGovern đại diện cho bang Dakota trong Thượng viện Mỹ từ năm 1962 đến năm 1980.

Quan điểm dưới đây được trích từ lời tuyên bố của MrGovern trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 4/2/1970, ủng hộ nghị quyết kêu gọi rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Việt Nam. Trong bản tuyên bố, MrGovern phê phán chính sách “Việt Nam hóa” của chính quyền Tổng thống Richard M. Nixon, trong đó lính Mỹ sẽ được dần dần thay thể bằng lực lượng Nam Việt Nam. McGovern tranh luận rằng Việt Nam hóa là một chính sách tự chuốc lấy thất bại và phi đạo lý khiến cho Hoa Kỳ bị gắn chặt vào điều mà theo ông đó là “chế độ bù nhìn yếu đuối”, suy đồi của Nam Việt Nam. Chủ trương rút quân của McGovern khỏi Việt Nam là một nhân tố trung tâm của cuộc vận động tranh cử Tổng thống của ông năm 1972, trong đó ông đã bị Nixon thắng bằng số phiếu áp đảo. Tạp chí Phương Đông xin giới thiệu với bạn đọc.

Thưa ngài Chủ tịch [Ủy ban Đối ngoại Thượng viện] cùng các thành viên của Ủy ban, nghị quyết mà tôi trình cùng với sự đồng tài trợ của những thượng nghị sĩ là Frank Church, Alan Cranston, Charles Goodell, Harold Hughes, Eugene McCarthy, Frank Moss, Gaylord Nelson, Abraham Ribicoff và Stephen Young của bang Ohio kêu gọi rút lực lượng Mỹ khỏi Việt Nam, nhịp độ chỉ giới hạn bởi ba sự xem xét: sự an toàn của quân đội chúng ta trong quá trình rút quân, cùng nhau thả tù binh chiến tranh và sắp xếp cho ty nạn ở những nước bạn bè cho bất cứ người Việt Nam nào mà họ cảm thấy bị đe dọa bởi việc chúng ta rút khỏi (gần đây tôi được Bộ Quốc phòng tư vấn rằng 484.000 lính mà chúng ta có hiện nay ở Việt Nam có thể được vận chuyền về Mỹ với tổng số chi phí là 144.519.621 đô la).

Tôi tin rằng quy trinh rút quân có trật tự này có thể được hoàn thành trong thời gian không đầy một năm.

Tuần hành chống chiến tranh tại đại lộ Pennsylvania Avenue ở Washington có sự tham dự của Thượng nghị sĩ Charles Goodell (R-N.Y.), Coretta Scott King and ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ George S. McGovern.

Một chính sách về cuộc rút lui theo kế hoạch là sự trả lời thích hợp duy nhất đối với sự thật thẳng thắn rằng không có nghị quyết nào về chiến tranh chừng nào chúng ta còn bám chặt lấy chế độ Thiệu – Kỳ ở Nam Việt Nam. Chính phủ đó không có cơ sở chính trị đáng tin cậy hơn là sự hiện diện quân sự của Mỹ và nó sẽ không bao giờ được chấp nhận bởi chính những người thách thức của nó ở Nam Việt Nam hoặc ở Hà Nôi.

Chúng ta có thể tiếp tục đỗ máu và vật chất với một nỗ lực vĩnh viễn nhằm hỗ trợ cho hệ thống đẳng cấp của Sài Gòn hoặc chúng ta có thể có hòa bình, nhưng chúng ta không thể vừa có được tướng Nguyễn Văn Thiệu lại vừa có kết thúc chiến tranh.

Những rào cản đôi với hòa bình và hàn gắn

Việc chúng ta tiếp tục trợ giúp cho chế độ Sài Gòn bằng quân sự là một rào cản lớn cho hòa bình ở Đông Nam Á và cho cả việc hàn gắn xã hội của chúng ta. Nó đảm bảo rằng các tướng của Nam Việt Nam sẽ không có một hành động nào nhằm xây dựng một chính phủ thật sự đại diện cho dân để có thể cạnh tranh được với Mặt trận Dân tộc Giải phóng hoặc có thể đàm phán để giải quyết chiến tranh. Nó làm bế tắc những cuộc đàm phán Paris và ngăn cản việc lên một thời biểu cho những cuộc thảo luận nghiêm túc về việc trao trả tù binh chiến tranh. Nó làm chuyển hướng những nỗ lực của chúng ta khỏi những nhu cầu quan trọng trong nước. Nó đã đưa những chàng trai Mỹ đến nơi để bị thương hay bị giết trong một cuộc chiến tranh mà chúng ta không thể thắng và nó sẽ không kết thúc chứng nào lực lượng của chúng ta còn ở đó để hỗ trợ cho tướng Thiệu.

Tôi đã từ lâu cho rằng sẽ không có thể có được sự giải quyết nào đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam cho đến khi có được một chính phủ liên hiệp lâm thời đảm nhận sự kiểm soát ở Sài Gòn. Nhưng đây lại chính là điều mà tướng Thiệu sẽ không bao giờ xem xét đến. Sau hội nghị Midway vào tháng 6/1969, ông ta có nói: “Tôi trịnh trong tuyên bố rằng sẽ không có chính phủ liên hiệp nào, không có chính phủ hòa bình nào, không có chính phủ quá độ nào, thậm chí không có chính phủ hòa hợp nào”.

Mặc dù Tống thống Nixon đã coi tướng Thiệu là một trong hai hay ba chính khách vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, Thiệu đã gạt đi sự gợi ý rằng ông ta nên mở rộng chính phủ của mình, và ông ta đã tố cáo những người chủ trương hoặc gợi ý một nền hòa bình có đàm phán, và coi họ là những tên cướp thân Cộng sản và những tên phản bội. Ông ta nói thêm rằng một chính phủ liên minh có nghĩa là chết.

Thời hiệu cho cuộc chiến tranh vô thời hạn

Thưa ngài Chủ tịch, chúng ta hãy đừng tự lường gạt mình. Đây là thời hiệu rõ ràng cho kết thúc cuộc chiến tranh, và việc thay đổi cái tên là Việt Nam hóa vẫn còn khiến chúng ta bám chặt vào một chế độ không thể tiến hành chiến tranh hoặc làm nên hòa bình một cách thành công.

Khi các quan chức chính quyền bày tỏ quan điểm cho rằng lực lượng chiến đấu của Mỹ có thể rút khỏi Việt Nam vào cuối năm 1970, tướng Thiệu đã triệu tập một cuộc họp báo và khăng khăng rằng đây là một “mục đích không thực tiễn và không thể thực hiện được” và rằng ngược lại cuộc rút quân sẽ “mất nhiều năm”.

Song có nhiều người đã chấp nhận quan điểm cho rằng tiến trình của Mỹ ở Đông Nam Á không còn là vấn đề, rằng chính sách Việt Nam hóa hứa hẹn việc chấm dứt sớm chiến tranh. Đó là sự hy vọng giả tạo không những bị đồng minh của chúng ta ở Sài Gòn phản đối thẳng thừng, mà còn bởi chính những bài học bi thảm của thập niên qua bác bỏ.

Theo như tôi hiểu lời đề nghị thì Việt Nam hóa dẫn dắt cuộc rút quân Mỹ chỉ khi nào lực lượng vũ trang Sài Gòn chứng tỏ được khả năng của mình đứng ra đảm nhận cuộc chiến tranh. Song ưu thế của bằng chứng chỉ rõ rằng nhân dân Việt Nam không cảm thấy chế độ Sài Gòn đáng đề cho người ta chiến đấu. Nếu không có sự ủng hộ của người dân bản địa, “Việt Nam hóa” trở thành một kế hoạch để vĩnh viễn triển khai quân chiến đấu của Mỹ, chứ không phải là chiến lược rút quân. Tống thống đã tạo ra một chi nhánh thứ tư của Chính phủ Mỹ bằng cách cho Sài Gòn phủ quyết chính sách đối ngoại của Mỹ.

Nếu chúng ta đi theo chính sách hiện nay của chúng ta, thì theo ý kiến của tôi, vẫn còn có 250.000 đến 300.000 quân Mỹ ở Đông Nam Á trong 15 năm đến 20 năm từ nay cho đến về sau hoặc có lẽ là vô thời hạn. Đồng thời hỏa lực và bắn phá của Mỹ chắc sẽ giết chết đến hàng vạn người Việt Nam là những người không muốn gì ngoài sự kết thúc chiến tranh. Tắt cả những điều này sẽ cứu một chế độ không đại diện cho dân và tham nhũng ở Sài Gòn.

Bất cứ sự leo thang quân sự nào của Hà Nội hay của Việt Cộng đều là thách thức đối với lực lượng Mỹ, nên nó đòi hỏi phải có hành động mạnh mẽ hơn của Mỹ, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với khả năng có một cuộc rút quân bắt buộc và tốn kém.

Những tiền đề giả dối cho Việt Nam hóa

Chính sách Việt Nam hóa dựa trên cùng những tiền đề giả dối đã làm cho những cô gắng quân sự trước đây của chúng ta đã thất bại ở Việt Nam. Cứ cho rằng chế độ Thiệu – Kỳ ở Sài Gòn ủng hộ tự do và một chế độ do nhân dân ủng hộ. Song, thật ra chế độ Sài Gòn là chế độ độc tài, áp bức; nó đã bỏ tù những người phê phán và ngăn chặn sự phát triển của một chính phủ dựa trên quần chúng rộng rãi. Ngày 20/6 năm ngoái, Bộ trưởng Liên lạc cho Quốc hội của Sài Gòn, Võ Hữu Thu, khẳng định rằng 34.540 tù nhân chính trị đang bị giam giữ và có rất nhiều người trong họ là những người phi Cộng sản; họ không có tội gì cả ngoài việc chủ trương một tương lai hòa bình trung lập cho đất nước họ. Xét về tỷ lệ so với dân số, những tù nhân chính trị mà Sài Gòn đang bắt giữ tương đương với nửa triệu tù nhân chính trị ở Hoa Kỳ.

Chế độ Thiệu – Kỳ không gần với những lý tưởng của Mỹ hơn là với kẻ thách thức của nó là Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Thật vậy, quyền tự quyết và nền dộc lập có lẽ mạnh mẽ giữa những người du kích và những người ủng hộ họ hơn nhiều ở trong nội bộ chính phủ Sài Gòn.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy rằng quyền lợi và lý tưởng của Mỹ lại được đại diện bởi những tướng Sài Gòn hoặc bởi những người tiền nhiệm tham nhũng của họ. Chúng ta cần phải chấm dứt ủng hộ chế độ này và chấm dứt việc nói cho nhân dân Mỹ rằng chế độ đó ủng hộ nền tự do.

Tôi xin giải thích rõ rằng tôi chống lại cả nguyên tắc và thực hành của chính sách Việt Nam hóa. Tôi chống lại chính sách đó, dù cho nó làm việc theo chuẩn mực của những người đề xướng ra nó hoặc là không. Tôi chống đối một chính sách tự chuốc lấy thất bại và phi đạo lý, vì nó đã cùng cấp vũ khí Mỹ hoặc máu của người Mỹ nhằm kéo dài chế độ nước ngoài không đại diện cho dân và tham nhũng. Không phải vì quyền lợi của nhân dân Mỹ hay của nhân dân Việt Nam mà đi duy trì một chính phủ như vậy.

Tổng thống Richard M. Nixon và Nguyễn Văn Thiệu cùng các quan chức Henry Kissinger, Đại sứ Ellsworth Bunker trong chuyến thăm miền Nam Việt Nam. Ảnh: Arthur Schatz/The LIFE Picture Collection

Tôi thấy thật là ghê tởm về mặt chính trị và đạo lý đi tạo ra một nhóm tướng Việt Nam ở Sài Gòn chỉ biết sống dựa dẫm, rồi lại còn cho họ công nghệ quân sự giết người đề chống lại nhân dân của chính họ.

Việt Nam hóa về cơ bản là một nỗ lực làm cho yên lòng nhân dân Mỹ trong khi chính phủ của chúng ta lại phát động một cuộc chiến tranh không cần thiết và tàn ác bằng cách ủy quyền.

Một chính sách đối ngoại khôn ngoan của Mỹ là phải ngừng việc ra sức ra lệnh phải có kết quả của một cuộc đấu tranh chủ yếu ở địa phương, lôi cuốn nhiều nhóm người Việt Nam tham gia. Nếu chúng ta lo lắng đến mối đe dọa tương lai đối với Đông Nam Á từ Trung Quốc, chúng ta hãy có nhận thức chung đề nhận ra rằng một chế độ độc lập hùng mạnh dẫu cho có được tổ chức bởi Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Hà Nội cũng sẽ cung cấp một rào cản đáng tin cậy chống lại chủ nghĩa để quốc Trung Quốc hơn là chế độ bù nhìn yếu đuối mà chúng ta duy trì đề nắm quyền với cái giá 40.000 sinh mạng người Mỹ và hàng trăm ngàn sinh mạng người Việt Nam.

Sự lừa dối tàn ác

Thậm chí nếu chúng ta có thể rút hết lực lượng của chúng ta khỏi Việt Nam, vậy làm thế nào chúng ta có thể biện minh trước nhân loại việc sử dụng hỏa lực ồ ạt của chúng ta nhằm tiếp tục giết người, mà việc giết người đó không phục vụ quyền lợi của chúng ta, cũng không phục vụ quyền lợi của người Việt Nam.

Chính sách Việt Nam hóa là một sự lừa dối tàn ác nhằm che khuất mắt nhân dân Mỹ để không nhìn thấy sự phá sản của một sự dính líu quân sự không cần thiết vào công việc của nhân dân Việt Nam. Thay vì Việt Nam hóa cuộc chiến tranh, chúng ta hãy động viên Việt Nam hóa của chính phủ ở Nam Việt Nam. Chúng ta có thể làm được điều đó bằng cách từ bỏ sự hỗ trợ hiện nay đang ngăn chặn các nhóm chính trị khác không để cho họ nắm vai trò lãnh đạo ở Sài Gòn, những nhóm có khả năng bảy tỏ nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.■

George S. McGovern

(Theo Tạp chí Phương Đông)

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN