Gán cho Việt Nam là "nước thao túng tiền tệ" thể hiện những sai lầm của khái niệm này

Jason Furman (PIIE)
16 tháng 12 năm 2020 6:00 CH

Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm nay đã chính thức coi Việt Nam là nước thao túng tiền tệ, bắt đầu hoạt động “tăng cường can dự song phương với Việt Nam” và cuối cùng có thể được dùng để biện minh cho thuế đối kháng với Việt Nam. Cách gọi Việt Nam như vậy rất có thể phù hợp với các tiêu chí quy định trong luật năm 2015, cập nhật cách tiếp cận của Mỹ đối với hoạt động thao túng tiền tệ, nhưng cách gọi này là một sai lầm lớn trong trường hợp Việt Nam và minh họa cho vấn đề rộng lớn hơn là khái niệm thao túng tiền tệ.

Tại sao không nên coi Việt Nam là nước thao túng tiền tệ? 

Đánh giá gần đây nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xác định giá trị tiền tệ của Việt Nam được tiến hành năm 2018. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã sử dụng một phiên bản “nhẹ” của họ mô hình “Đánh giá cán cân bên ngoài”. Đánh giá này so sánh cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam phải có với cán cân tài khoản vãng lai thực sự. Mô hình cũng ước tính mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái cần thiết để lấp được khoảng cách. Cách tính này này cho thấy đồng tiền của Việt Nam bị định giá thấp hơn 8,4%, giúp xuất khẩu của Việt Nam trong khi tang cán câm thương mại và cán cân tài khoản vãng lai. IMF cũng đưa ra một biện pháp thay thế dựa trên mô hình “Tỷ giá hối đoái hữu hiệu thực”, dựa trên phân tích thống kê về tỷ giá hối đoái. Mô hình này cho thấy đồng tiền của Việt Nam được định giá cao hơn 15,2%, cho thấy chính sách tỷ giá hối đoái đang thực sự ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. IMF thích kết quả của mô hình Đánh giá cán cân bên ngoài vì mô hình này ít gây ồn ào hơn. Nhưng những kết quả rất khác nhau này chỉ ra rằng phương pháp khác nhau này chỉ đưa ra được những câu trả lời rất thô thiển và không chắc chắn cho các câu hỏi về xác định giá tỷ giá hối đoái.

Hơn nữa, đồng Việt Nam gần như không đổi so với đô la Mỹ kể từ giữa năm 2018. Nhưng đồng Việt Nam lại đã tăng giá so với các giá trị tiền tệ của một loạt đối tác thương mại, như thể hiện trong hình 1, tăng 2% khi sử dụng tỷ giá hối đoái hữu hiệu rộng thực sự dựa trên chỉ số giá người tiêu dùng (CPI) và 8% khi sử dụng chỉ số dựa trên chỉ số giá của người sản xuất (PPI) tính theo giá trị trung bình hàng năm trong năm 2018. Tất nhiên, con số khác biệt phản ánh thực tế là đồng đô la cũng đã mạnh lên so với nhiều đồng tiền khác kể từ năm 2018. Việt Nam đã không làm gì nhiều để bảo vệ tỷ giá hối đoái của mình tăng hơn việc cho phép toàn bộ tỷ giá hối đoái tăng giá. Những thay đổi kể từ năm 2018 loại bỏ hầu hết bất kỳ định giá sai nào của IMF vào năm 2018, đặt định giá sai tiền tệ của Viêt Nam trong biên độ lỗi của các số liệu của IMF và tương tự như vậy với nhiều đồng tiền khác trên thế giới.

Những lời ủng hộ lập luận của Bộ Tài chính cũng tương đối yếu. Việt Nam đã tích lũy dự trữ đáng kể trong năm ngoái, nhưng chỉ nâng mức lên 25% GDP, ít hơn so với dự trữ các nước láng giềng như Malaysia và Thái Lan đã tích lũy được và nói chung là tương đương với các nền kinh tế mới nổi khác.

Theo dự báo, Việt Nam cũng sẽ có thặng dư tài khoản vãng lai tương đối nhỏ là 1,2% GDP trong năm 2020, giảm so với mức thặng dư 3,4% trong năm 2019. Lập luận của Bộ Tài chính, phù hợp với quy định của pháp luật, dựa nhiều hơn vào thặng dư thương mại song phương của Việt Nam với Hoa Kỳ đang thực sự tăng. Nhưng thặng dư thương mại là do sự chuyển dịch sản xuất hàng xuất khẩu sang Việt Nam không phải là do bất kỳ sự thay đổi chính sách nào ở Việt Nam. Khác biệt giữa tài khoản vãng lai chung hoặc cán cân thương mại và cán cân thương mại song phương giúp chúng ta hiểu tại sao có một sự nhất trí rộng rãi là các tiêu chí song phương về định giá sai tiền tệ hầu như chẳng có nghĩa lý gì.

Cuối cùng, điều đáng chú ý là sự thay đổi tiền tệ của Việt Nam cho đến nay trong năm nay không có gì đặc biệt đáng chú ý, hầu như không thay đổi so với các nền kinh tế mới nổi G20, như trong hình 2. Tất nhiên, các quốc gia khác nhau có áp lực cân bằng khác nhau đối với tỷ giá hối đoái của mình. Nhưng Việt Nam là một trong số ít quốc gia không thấy tỷ giá hối đoái giảm so với đô la Mỹ trong năm 2020.

Các vấn đề rộng lớn hơn trong khái niệm về thao túng tiền tệ

Việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ gán Việt Nam là nước thao túng tiền tệ minh họa hai vấn đề lớn hơn với toàn bộ khung tham chiếu. Những vấn đề này bao gồm khung tham chiếu dựa quá mức các biện pháp thâm hụt song phương nhưng còn vượt xa hơn thế.

Thứ nhất là Việt Nam có tỷ giá hối đoái được quản lý chặt chẽ, phần lớn cố định với đồng đô la, giao dịch trong biên độ tương đối hẹp kể từ năm 2018. Việt Nam sử dụng kết hợp thay đổi dự trữ và kiểm soát vốn để duy trì tỷ giá hối đoái. Có những ưu điểm và nhược điểm của tỷ giá hối đoái cố định, về cơ bản một quốc gia quyết định từ bỏ một số lợi ích kinh tế vĩ mô như quyền tự chủ chính sách tiền tệ để đổi lấy lợi ích kinh tế vi mô là khả đoán thương mại lớn hơn. Với nhiều nền kinh tế nhỏ hơn phụ thuộc nhiều vào thương mại, tỷ giá hối đoái cố định có thể là một lựa chọn chính sách hợp lý và các quốc gia cố định tỷ giá hối đoái của họ, theo định nghĩa, sẽ có khoảng thời gian đi lệch với những gì một mô hình dựa trên cốt lõi sẽ cho biết tỷ giá hối đoái của mình nên là bao nhiêu. Hơn nữa, nếu hoạt động này không phải là một lựa chọn chính sách hợp lý, thì đó là vấn đề trong nước đối với quốc gia lựa chọn mà không phải là vấn đề quốc tế.

Vấn đề thứ hai là theo một nghĩa nào đó, tất cả các chính sách tiền tệ đều là những hành động thao túng tiền tệ. Khi Cục Dự trữ Liên bang hạ lãi suất quỹ liên bang mục tiêu, hành động này có xu hướng làm suy yếu đồng đô la và thúc đẩy xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ. Một nước có tỷ giá hối đoái cố định có thể có được kết quả tương tự bằng cách giảm tỷ giá hối đoái và cho phép lãi suất của mình đáp ứng theo. Trong cả hai trường hợp, chính sách đang thay đổi cả lãi suất và tỷ giá hối đoái mà hầu như không có cơ sở phân biệt rõ ràng về khái niệm giữa hai cách tiếp cận.

Hoa Kỳ không thể giải quyết vấn đề của mình bằng hành động tiền tệ đơn phương

Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái của Việt Nam, một nền kinh tế có quy mô bằng 1% so với Hoa Kỳ, chỉ có tác động rất nhỏ đến nền kinh tế Mỹ. Cán cân tài khoản vãng lai, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực của Mỹ chủ yếu được xác định bởi các yếu tố trong nước như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của mình, cũng như các quyết định liên quan đến tiết kiệm và đầu tư của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nếu Việt Nam định giá thấp tỷ giá hối đoái của mình, tác động lớn nhất của hành động này là chuyển nguồn nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các nước khác sang Việt Nam trong khi vẫn giữ nguyên tổng mức nhập khẩu. Điều này có thể làm phiền các nước láng giềng của Việt Nam, nhưng đối với Hoa Kỳ thì nó chỉ là mối quan tâm có mức độ. Ngay cả khi các chính sách của Việt Nam có ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, vẫn chưa rõ tác động ròng là tích cực (hàng hóa rẻ hơn cho người tiêu dùng Hoa Kỳ) hay tiêu cực (làm mất việc làm của Hoa Kỳ).

Nếu đánh giá sai tỷ giá hối đoái là một vấn đề, vấn đề này thường được xem xét tốt hơn trên cơ sở đa phương (ví dụ: xem xét tỷ giá hối đoái hữu hiệu rộng và số dư tài khoản vãng lai chung thay vì tỷ giá hối đoái song phương và cán cân thương mại). Như Euijin Jung của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã chỉ ra, “Trớ trêu thay, nếu vẫn là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì Mỹ có thể đã có thể sử dụng các quy định của hiệp định bên về tiền tệ để kiềm chế hành động thao túng tiền tệ của Việt Nam.”

Việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ gắn cho Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ vào năm ngoái phần lớn là không có tác dụng gì, và rất có thể trường hợp Việt Nam cũng sẽ vậy. Nhưng đi theo con đường này là phải trả giá cho hành động mất tập trung vào các lĩnh vực quan trọng hơn của mối quan hệ kinh tế với Việt Nam và mở ra khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại thực sự nếu thuế đối kháng được áp dụng và Việt Nam đưa đơn kiện Mỹ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tuy nhiên, suy cho cùng thì cái giá phải trả lớn nhất là chuyển mối quan tâm đến các vấn đề của Mỹ sang các tác nhân bên ngoài. Điều này khiến Hoa Kỳ không tập trung vào cách giải quyết thực sự cán cân bên trong và bên ngoài của mình thông qua các chính sách đối nội của mình, thay vì chỉ thay đổi một nền kinh tế khác có quy mô bằng 1% nền kinh tế của mình.

Nguồn: https://www.piie.com/blogs/realtime-economic-issues-watch/branding-vietnam-currency-manipulator-epitomizes-whats-wrong
Truy cập ngày 18 tháng 12 2020

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN