Quan hệ Mỹ - châu Âu dưới các thời Tổng thống Hoa Kỳ

Sau chiến thắng trước đối thủ ở Đảng Dân chủ hồi tháng 11 năm 2024, ông Donald Trump chính thức lần thứ 2 đắc cử Tổng thống của nước Mỹ, và trở thành vị Tổng thống Mỹ thứ hai đắc cử 2 nhiệm kỳ không liên tiếp trong suốt 132 năm qua. Việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng hứa hẹn sẽ tạo ra những bước ngoặt đáng kể về chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mỹ, trong đó có quan hệ với châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh nước Mỹ đang tham gia rất sâu vào cuộc chiến tranh ở Ukraine kéo dài hầu hết nhiệm kì của Tổng thống Joe Biden. Dưới thời ông Joe Biden, mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đặt trọng tâm xoay quanh việc liên kết để chống Nga và viện trợ cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Trong thời gian tới, khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, chắc chắn quan hệ giữa Mỹ và châu Âu sẽ có sự đổi chiều, dựa trên những gì ta đã thấy ở nhiệm kì đầu tiên của ông tại Nhà Trắng.

Mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu sẽ ra sao trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump? Hình minh họa

Mỹ nới lỏng quan hệ với châu Âu dưới thời Tổng thống Donald Trump 1.0

Trong nhiệm kì Tổng thống đầu tiên của mình vào giai đoạn 2017 – 2021, Tổng thống Donald Trump đã mang đến một “làn gió mới” cho chính trường Mỹ. Ông theo đuổi học thuyết dân tuý và nêu cao khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên hết. Chính những khẩu hiệu này đã thu hút được sự ủng hộ của rất nhiều cử tri và giúp ông đánh bại đối thủ của Đảng Dân chủ là bà Hilary Clinton – lúc đó đang là Ngoại trưởng Mỹ. Suốt 4 năm cầm quyền, ông đã đưa nhiều quyết sách quan trọng nhằm thực hiện đúng cam kết “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, trong đó phải kể đến những thay đổi to lớn trong chính sách đối ngoại với đồng minh châu Âu.

Về quốc phòng, Tổng thống Donald Trump chỉ trích châu Âu chưa đóng góp đầy đủ vào an ninh chung và yêu cầu EU phải giao dịch bình đẳng, đóng góp công bằng nếu muốn hợp tác với Mỹ. Tổng thống Trump đã kí sắc lệnh tăng cường chi tiêu quốc phòng của NATO lên 2%, và đe doạ nếu NATO không thực hiện thì Mỹ sẽ rút quân, không bảo vệ cho các đồng minh châu Âu ở khu vực này nữa. Không những thế, ông Trump cũng liên tục đe doạ sẽ rút Mỹ khỏi NATO. Ông cho rằng nội bộ nước Mỹ đã và đang có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, bởi vậy không cần thiết phải can thiệp vào các vấn đề ở nước ngoài.

Về kinh tế, ngày 2/4/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký hai sắc lệnh thương mại, trong đó sắc lệnh thứ hai yêu cầu các quan chức thương mại Mỹ đẩy nhanh việc thu thuế chống bán phá giá và áp dụng các loại thuế cao đối với những sản phẩm từ nước ngoài do trợ giá hay trợ cấp một cách bất hợp pháp. Chính sách bảo hộ mậu dịch này “đánh” vào các mặt hàng nhập khẩu đến từ tất cả các nước, trong đó có cả các đồng minh truyền thống của Mỹ ở châu Âu như Pháp, Đức, Anh…

Phát biểu trong cuộc họp báo trước khi ký các sắc lệnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Chúng ta sẽ làm cho thương mại công bằng và có đi có lại. Điều đó nghĩa là gì – nếu họ làm điều đó với chúng ta, chúng ta sẽ đáp trả lại. Thời đại thế giới lợi dụng và sống dựa vào nước Mỹ đã chấm dứt”. Chính điều này đã khiến châu Âu phải  trải qua một phen “chao đảo” trước những chính sách “chưa từng có tiền lệ” do Tổng thống Trump ban hành trong suốt thời gian cầm quyền.

Tóm lại, ở nhiệm kì đầu tiên, với quan điểm “nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Donald Trump đã khiến cho quan hệ của Mỹ và đồng minh châu Âu trở nên lỏng lẻo với những chính sách hướng nội chưa từng có, dựa trên nguyên tắc sòng phẳng, độc lập, không can thiệp vào các vấn đề nước ngoài. Dưới thời Trump 1.0, châu Âu đã giãn dần quan hệ với Mỹ. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron bấy giờ đã nhận định rằng, châu Âu không thể tiếp tục đứng dưới chiếc ô của Mỹ mà phải tìm sự độc lập riêng, tách khỏi sự ảnh hưởng, phụ thuộc vào Mỹ.

Mỹ nối lại quan hệ với châu Âu để hỗ trợ Ukraine chống Nga dưới thời Tổng thống Joe Biden

Năm 2021, khi vừa lên nắm quyền, Tổng thống Joe Biden đã đặt vấn đề khôi phục lại quan hệ đồng minh ở châu Âu. Sau 6 tháng nhậm chức, ông Joe Biden đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến châu Âu trong 8 ngày (9-16/6). Chuyến đi này có một sứ mệnh lớn lao đó là nâng cao vị thế của Mỹ, giành lại được đồng minh lâu đời ở châu Âu sau quãng thời gian gián đoạn dưới thời Tổng thống Donald Trump. Mục tiêu khi lên nắm quyền của ông Biden là phải liên kết với châu Âu để làm cho nước Nga rối loạn và suy yếu, chính quyền Putin phải sụp đổ.

Để thực hiện được mục tiêu đó, việc đầu tiên ông Biden thực hiện là khôi phục lại lòng tin của châu Âu vào Mỹ, xoá bỏ trừng phạt về thương mại, nới rộng lợi ích cho đồng minh EU, đồng thời gieo rắc, kích động tinh thần đề phòng, thù ghét nước Nga tại châu Âu. Cụ thể, mở đầu chuyến thăm tới châu Âu vào ngày 10/6/2021, Tổng thống Joe Biden đã tới Anh và có bài phát biểu dài hơn 20 phút về việc thiết lập lại quan hệ đồng minh giữa Mỹ và châu Âu. Ông Joe Biden khẳng định, Mỹ và các đồng minh châu Âu sẽ cùng xây dựng hệ thống thương mại bền vững và công bằng. Đặc biệt, ông Biden còn tuyên bố, Nga sẽ phải đối diện với những động thái cứng rắn từ Mỹ nếu có những hành động gây ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh của Mỹ cùng các đồng minh ở khu vực.

Trong số các đồng minh của Mỹ tại châu Âu, Ukraine từng được nhìn nhận như một nhân tố quan trọng để chống Nga dưới thời Tổng thống Barack Obama. Mối quan hệ Mỹ – Ukraine chỉ bị gián đoạn khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở nhiệm kì đầu tiên, sau đó đã được tái khởi dưới thời Tổng thống Joe Biden. Suốt 4 năm qua, nước Mỹ tiếp tục biến chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zenlensky thành bàn đạp chống Nga tại châu Âu, với một kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ.

Cụ thể, trong giai đoạn trước khi xảy ra chiến tranh Nga – Ukraine, chính quyền Tổng thống Obama đã chi đến 5 tỷ USD để hỗ trợ cho Nhà nước Ukraine bí mật nuôi dưỡng lực lượng chống Nga, kèm theo đó là rất nhiều trang thiết bị, vũ khí hiện đại. Tại Ukraine, chủ nghĩa dân tuý đã biến nước này thành Nhà nước phát xít, quân đội phát xít với tư tưởng bài Nga cực đoan, đưa Ukraine trở thành “bàn đạp hoàn hảo” cho công cuộc chống Nga của Mỹ và châu Âu.

Trong nhiều năm liền, Đảng Dân chủ dưới thời Obama và Joe Biden – thông qua chính quyền Zelensky, Mỹ đã liên tục kích động, tuyên truyền, gieo rắc tư tưởng bài Nga triệt để trên mọi lĩnh vực, phá bỏ các giá trị văn hoá, lịch sử từ thời Liên Xô đã được xây dựng ở Ukraine, khiến cho giới lãnh đạo và người dân Ukraine coi Nga như một mối đe doạ.

Bên cạnh đó, Mỹ còn tham gia kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, phục hồi lại những đạo quân phát xít hoá ở Ukraine, huấn luyện họ để thực hiện mục đích chống Nga, điển hình là Tiểu đoàn Azov. Chính quyền Biden đã cùng với khối NATO tăng cường viện trợ vũ khí, huấn luyện lực lượng này tác chiến với Nga. Kể từ những năm 2020 – 2021, họ đã tấn công, tàn sát gần 14.000 người Nga ở Donbas và Donetsk.

Với sự kiện trên, Mỹ và châu Âu đã khiến Nga phải tấn công đáp trả, chiếm lại bán đảo Krym, qua đó Mỹ có cớ lên án Nga trên diễn đàn quốc tế, coi đó là một hành vi xâm lược. Mặc dù, trên thực tế, đây là một động thái nhằm đáp trả lại hoạt động chống Nga và tàn sát người Nga tại vùng Donbas. Điều này hoàn toàn nằm trong tính toán của Mỹ và châu Âu, bởi nó đã dẫn tới việc ký kết các thoả thuận Minsk vào năm 2014 – 2015 nhằm đảm bảo chấm dứt các giao tranh quân sự ở biên giới Nga – Ukraine, bảo toàn lãnh thổ hai nước vào tháng 2 năm 2015, với sự tham gia của đại diện Nga, Ukraine và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Thỏa thuận này gồm 13 điểm, với điều khoản ngừng bắn tại khu vực chiến sự ở vùng Donbas, nơi có đông người Nga sinh sống.

Ít ai biết rằng, việc kí kết Hiệp ước Minsk chủ yếu là để Mỹ và EU  tranh thủ thời gian ngừng bắn để tiến hành hiện đại hoá quân đội Ukraine. Sự thật đã được hé lộ vào ngày 21/2/2023, khi hãng thông tấn TASS cho biết, Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã vô tình “xác nhận” rằng thỏa thuận Minsk chỉ là một sự “tung hoả mù” nhằm đánh lừa ông Putin, tạo ra giai đoạn hoà hoãn tạm thời, giúp Mỹ và châu Âu có thời gian hỗ trợ Ukraine tăng cường tiềm lực chống Nga. Kết quả là sau 10 năm, Ukraine với trang bị vũ khí và huấn luyện hiện đại từ NATO, đã trở thành một lực lượng đe doạ đến an ninh nước Nga.

Dưới thời Tổng thống Biden, mối quan hệ Mỹ – châu Âu được thúc đẩy mạnh mẽ, biểu hiện rõ nhất ở cuộc chiến chống Nga tại Ukraine. Ảnh minh họa

Không những thế, chính quyền Biden còn thành công trong việc tăng cường lực lượng NATO, lập căn cứ quân sự mới ở Ba Lan, mở rộng NATO đến sát biên giới phía Bắc nước Nga sau khi kết nạp thêm Thuỵ Điển, Phần Lan hồi tháng 3 – 4 năm 2023. Tháng 9 năm 2023, Mỹ và EU cũng lợi dụng tình hình căng thẳng ở Armenia và Azerbaijan để khơi mào, kích động, lôi kéo Armenia hợp tác với mình, từ đó tạo ra gọng kìm cô lập, bao vây Nga. Với chính sách của Tổng thống Biden, Mỹ và châu Âu đã hợp tác thành công để thiết lập một mặt trận liên kết ở châu Âu với mạng lưới lên tới hơn 30 nước. Tất cả hợp lực thành một khối chống Nga, trong đó hung hăng nhất là Ukraine với người đứng đầu là Tổng thống Volodymyr Zelensky – trên thực tế đã chống Nga cả về mặt quân sự, đẩy Nga mở chiến dịch quân sự tấn công vào Ukraine ngày 24/2/2022.

Khi cuộc chiến diễn ra, Mỹ và châu Âu cũng bắt tay nhau để đưa ra hơn 2.000 lệnh trừng phạt, giáng một đòn nặng nề đối với Nga về kinh tế. Trong 4 năm cầm quyền của Tổng thống Joe Biden, Mỹ đã đổ hơn 100 tỉ đô la dồn cho Ukraine chống Nga, bao gồm tất cả các vũ khí hiện đại, tối tân nhất, trừ vũ khí hạt nhân.

Như vậy, dưới thời Tổng thống Joe Biden, mối quan hệ Mỹ – châu Âu được thúc đẩy hơn bao giờ hết, biểu hiện rõ nhất ở cuộc chiến chống Nga tại Ukraine. Mỹ đã chính thức tạo được một thế bao vây, cô lập Nga khỏi phần còn lại của châu Âu, và ra sức lên án, bôi nhọ hình ảnh của Nga như một kẻ xâm lược, thông qua hệ thống tuyên truyền tại Mỹ, châu Âu và trên toàn thế giới. Thậm chí, Mỹ còn tận dụng Liên hợp quốc và Toà án Quốc tế, ra lệnh bắt giữ cả Tổng thống Nga Putin, huy động toàn bộ nguồn lực vào việc cô lập Nga, đẩy NATO đến sát biên giới Nga.

Sự phân hoá quan điểm đối ngoại với Mỹ trong nội bộ EU

Tuy nhiên, bất chấp việc châu Âu nối lại mối quan hệ đồng minh với Mỹ trong cuộc chiến chống Nga, các nước EU cũng chịu những tổn thất đáng kể từ cuộc chiến này. Các nước châu Âu ngậm bồ hòn cay đắng chấp nhận Mỹ, song đến giờ họ mới nhìn tổng thể để thấy rằng, chính sách đối ngoại của Biden là chính sách khiêu chiến mà ở đó châu Âu không những không được lợi ích gì, mà còn vô tình chịu thiệt hại do phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Toàn bộ quan hệ với châu Âu của Mỹ xuyên suốt chỉ xoay quanh cái trục chiến tranh, lôi kéo châu Âu vào quỹ đạo của Mỹ, khiến châu Âu phải phụ thuộc vào Mỹ về ngoại giao, quân sự và kinh tế.

Nhiều nhà lãnh đạo ở các nước châu Âu đã nhận thấy chính sách hiếu chiến và tính toán của Mỹ về châu Âu. Một tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (RAND) ở Santa Monica, Mỹ, rò rỉ vào ngày 25/1/2022 cho biết, Mỹ muốn nắm châu Âu thì phải làm cho Đức suy yếu đầu tiên. Và quả thực, Đức và cả châu Âu không những bị Mỹ lôi kéo vào chiến tranh, viện trợ hàng trăm tỉ đô la về tài chính, quân sự, nhân đạo cho Ukraine, mà còn suy yếu về năng lượng do cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt, dầu mỏ từ Nga sau lệnh cấm vận mà chính EU giáng xuống Nga.

Biểu tình kêu gọi thúc đẩy độc lập năng lượng trong bối cảnh giá xăng dầu tăng vọt tại Berlin, Đức, tháng 10/2022. Ảnh: Reuters/Christian Mang

Cuộc khủng hoảng năng lượng và kinh tế đã khiến cho đời sống của người dân châu Âu trở nên vô cùng khó khăn và bấp bênh. Tình trạng lạm phát leo thang, hàng hoá và lương thực khan hiếm, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng, đã đẩy người dân châu Âu vào cảnh điêu đứng. Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ, phản đối các lệnh trừng phạt Nga và kêu gọi chính phủ ngừng viện trợ cho Ukraine… diễn ra ở khắp nơi, dẫn tới những bất ổn về chính trị, an ninh, trật tự xã hội. Các nước Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… buộc phải thay đổi chính phủ  trước làn sóng biểu tình dữ dội. Người dân châu Âu chuyển từ xu hướng cánh tả sang cánh hữu để bảo vệ các quyền lợi về an sinh, kinh tế của họ, thay vì cổ vũ cho các đảng dân chủ thân Mỹ. Những nhà lãnh đạo ở Pháp, Anh, Đức hiện tại đã mất tín nhiệm với cử tri, nguy cơ bị thay thế. Nội bộ các nước EU cũng có sự phân hoá, lãnh đạo nhiều nước như Hungary, Romania, Slovakia… đã lên tiếng cho rằng châu Âu cần hạn chế lệ thuộc vào Mỹ và tìm một hướng đi cải thiện quan hệ với Nga.

Châu Âu củng cố tham vọng dựa vào Mỹ để ủng hộ Ukraine chống Nga

Tuy nhiên, chừng ấy vẫn chưa đủ để toàn bộ khối EU phải thay đổi đường lối đối ngoại với Mỹ. Trong những tháng cuối cùng tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden đã tận dụng mọi nguồn lực để đầu tư cho cuộc chiến ở Ukraine, cùng với sự hậu thuẫn đắc lực từ châu Âu. EU và Mỹ đã có những bước đi rất liều lĩnh, táo bạo nhằm hỗ trợ Ukraine tấn công vào Nga. Đơn cử là từ ngày 6/8/2024, Mỹ và EU đã đứng sau chỉ đạo Ukraine mở cuộc tấn công sâu vào vùng Kursk thuộc lãnh thổ Nga, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ, Anh, Pháp… gây cho Nga tổn thất nghiêm trọng.

Ngày 17/11, Tổng thống Joe Biden tuyên bố dỡ bỏ mọi hạn chế, cho phép Ukraine dùng tên lửa ATACMS tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga, đánh dấu sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ nhất trong chính sách của Mỹ. Sau đó, vào ngày 7/12, Mỹ lại tiếp tục viện trợ thêm cho Ukraine 988 triệu đô la. Chính quyền Biden còn khuyến khích các nhà thầu quân sự tư nhân Mỹ tới Ukraine để sản xuất vũ khí tại nước này.

Nghị viện châu Âu đã họp liên tục nhiều phiên để đưa ra quyết định rằng, châu Âu sẽ ủng hộ Ukraine và chiến đấu đến người cuối cùng, kể cả khi không có Mỹ. Do đó, những ngày cuối năm 2024, các phái đoàn EU, NATO, bao gồm cả Chủ tịch EU và các nhà lãnh đạo các nước châu Âu, đều đến Kiev để củng cố tinh thần cho Tổng thống Ukraine Zelensky, đưa ra lời hứa tiếp tục viện trợ cho Kiev. Không những gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đắc cử, các nhà lãnh đạo châu Âu còn cố ý sắp xếp cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky tại Nhà thờ Đức Bà Paris. Điều đó cho thấy, châu Âu vẫn nuôi giữ tham vọng dựa vào Mỹ để ủng hộ Ukraine chống Nga, bất kể nước Mỹ đã đổi chủ.

Như thế, châu Âu và Mỹ vẫn là một mối liên kết bền bỉ, và điều đó đã  gây cho Nga nhiều khó khăn trong cuộc chiến này. Mặc dù vậy, tổn thất của chính quyền Biden và EU cũng không hề nhỏ. Mỹ – EU đã củng cố được liên kết, song vẫn thất bại nặng nề trên phương diện kinh tế, quân sự. Nhiều nhà lãnh đạo phải thừa nhận rằng họ không đủ sức tấn công Nga, đồng thời tính đến phương án đàm phán hòa bình để đảm bảo chủ quyền và những lợi ích nhất định cho Ukraine. Tuy nhiên, những giả thiết đàm phán như đổi đất để đưa 100 ngàn quân vào Ukraine.. chỉ được đưa ra với chủ đích kéo dài chiến tranh, bởi châu Âu vẫn hung hăng gây chiến với Nga đến cùng. Ngược lại, Nga cũng không sụp đổ mà còn đáp trả mạnh mẽ, tạo ra tác động khiến lãnh đạo nhiều nước châu Âu tỏ ra dao động. Tình thế căng thẳng này đã đặt ra nhiều dấu hỏi về việc liệu Tổng thống Donald Trump sẽ điều hướng mối quan hệ Mỹ – Âu ra sao trong nhiệm kì tới.

Dự báo mối quan hệ Mỹ – Âu dưới thời Tổng thống Trump 2.0

Sau 4 năm cầm quyền, chính sách đối ngoại hiếu chiến, chia để trị của Đảng Dân chủ Mỹ, đứng đầu là Tổng thống Joe Biden, đã làm cho tình hình kinh tế, chính trị thế giới ngày càng hỗn loạn. “Ván chơi” cuối cùng của Tổng thống Biden cho phép Ukraine tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga đã thể hiện mong muốn đẩy người kế nhiệm Donald Trump vào tình thế rất khó buông bỏ được châu Âu. Song nhiều nhà bình luận cho rằng, khi trở lại nắm quyền, Tổng thống Donald Trump tất yếu sẽ tập trung giải quyết vấn đề chưa thực hiện được ở nhiệm kì 1.0.

Trong đó nổi lên hai vấn đề: Thứ nhất, yêu cầu các nước và tổ chức đồng minh tăng cường đóng các khoản quỹ chung, NATO phải tăng ngân sách quốc phòng nhằm giảm chi phí cho Mỹ, nếu không Mỹ sẽ rút khỏi NATO. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ tiếp tục xóa bỏ ưu đãi thuế và thực hiện bảo hộ thương mại… đối với châu Âu. Thứ hai, về tình hình ở Ukraine, trong quá trình tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra nhiều phát ngôn, tuyên bố như: Mỹ sẽ không ủng hộ cuộc chiến tranh tại Ukraine, cam kết giải quyết tình hình Ukraine trong 24 giờ, chấm dứt viện trợ quân sự đối với Ukraine. Sự kiện đặc biệt đáng chú ý là vào ngày 8/12, Tổng thống Trump đã có cuộc gặp gỡ trực tiếp với Tổng thống Pháp Macron và Tổng thống Ukraine Zelensky tại Paris, yêu cầu ngừng bắn và cho rằng cần phải bắt đầu cuộc đàm phán ngay lập tức. Ông Trump cũng khẳng định rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO, đồng thời tỏ ra hờ hững với các ý kiến kêu gọi sự ủng hộ từ Mỹ của Tổng thống Ukraine Zelensky.

Mặc dù đây chỉ là những tuyên bố ban đầu, song có thể thấy, Tổng thống Trump đang bước đầu thực hiện những tuyên bố đó, bằng cách tuyển chọn, sắp xếp những nhân sự Nhà Trắng hoàn toàn khác biệt so với truyền thống. Ông không thông qua sự sắp đặt từ các công ty dịch vụ chính phủ. Những nhân sự ông Trump đề cử vào nhà Trắng có nhiều tỷ phú, hoặc không phải là chính trị gia chuyên nghiệp, trẻ tuổi, trung thành với ông Trump,những người đã hoàn toàn ủng hộ  tinh thần cùng với ông Trump đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại”. Nhìn tổng thể thì những nhân sự này có xu hướng ủng hộ Trump hướng đến mục tiêu kết thúc chiến tranh tại Ukraine, và thắt chặt khuôn khổ ngoại giao với châu Âu như thời kỳ 1.0.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) tổ chức cuộc gặp ba bên với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại Paris hôm 7/12/2024. Ảnh: Tổng thống Pháp Macron/X

Tổng thống Trump 1.0 từng xác định đối thủ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc chứ không phải Nga. Xét về mặt kinh tế, Trung Quốc mới là quốc gia có nguy cơ đe doạ đến quyền lợi của Mỹ, có thể vượt Mỹ để chiếm vị trí nền kinh tế hàng đầu thế giới. Do đó, để tránh nguy cơ nước Mỹ bị Trung Quốc cạnh tranh, chèn ép thị trường, Tổng thống Donald Trump chắc chắn sẽ đổi hướng trừng phạt sang Trung Quốc, tiếp tục cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung còn dang dở ở nhiệm kì trước, thay vì nhắm vào nước Nga.

Điều này rất đáng lưu ý trong bối cảnh, cuộc chiến ở Ukraine đã đẩy Nga tiến gần hơn với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và toàn diện, không giới hạn giữa hai nước, bao gồm cả kinh tế và quân sự. Trên thực tế, Nga và Trung Quốc đã hợp lực để mở rộng khối các nền kinh tế mới nổi BRICS. Khối này đã đạt được thành tựu tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua, dự báo sẽ góp phần làm thay đổi trật tự thế giới, và khiến nước Mỹ phải định hướng lại cán cân đối ngoại của mình.

Tổng thống Donald Trump chắc hẳn đã nhìn thấy nguy cơ lớn cho nước Mỹ nếu tiếp tục coi Ukraine là chính sách ưu tiên. Khi lên nắm quyền, ông Trump có thể sẽ tìm cách hạ nhiệt ở chiến trường Ukraine để kéo Nga rời khỏi Trung Quốc, đồng thời tìm cách cải thiện quan hệ với Nga ở một mức độ nhất định.

Tuy nhiên, tình hình sắp tới sẽ còn nhiều biến động, bởi dù đổi chiều trong quan hệ với Nga theo cách nào, thì Tổng thống Donald Trump vẫn đặt quyền lợi nước Mỹ lên trên hết. Các nhà quan sát thấy rằng, nếu chiến tranh ở Ukraine tiếp diễn mà nước Mỹ thu được nhiều lợi nhuận, thì ông Trump cũng sẽ không từ bỏ. Hơn thế nữa, việc tái đắc cử của Tổng thống Donlad Trump ở nhiệm kì này cũng có bàn tay thao túng của giới tài phiệt vũ khí, dầu mỏ, tài chính gốc Do Thái, nên Trump sẽ không hoàn toàn quyết định được các vấn đề của nước Mỹ, mà còn bị chi phối bởi các thế lực này.

Ngoài ra, Tổng thống Donald Trump cũng nổi tiếng là một người có tính cách khó định đoán và hành động theo cảm xúc. Bởi vậy, ta không thể lường được các thay đổi đột ngột trong chính sách của ông. Điều chắc chắn, là châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn trong quan hệ với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Khi Tổng thống Donlad Trump lên nắm quyền, quan hệ Mỹ – châu Âu sẽ có nhiều biến động, hoặc tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ, hoặc độc lập với Mỹ và hình thành một khối riêng nếu ông Trump rút khỏi NATO như ông tuyên bố. Chúng ta cần chờ thêm các diễn biến tiếp theo để đưa ra những phân tích, bình luận xác đáng hơn trong thời gian tới.■

Nguyên Mi

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN