Trong bối cảnh thế giới bị chia rẽ nghiêm trọng và thay đổi nhanh chóng do các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra ở Ukraine và Trung Đông thì mức độ tham gia cao với đại diện từ bốn châu lục tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 đã phản ánh tầm quan trọng và ảnh hưởng toàn cầu, sức hấp dẫn và sự năng động ngày càng cao của BRICS trên trường quốc tế.
Cùng với những động thái gần đây của quan hệ Trung - Mỹ, nhất là qua cuộc “tiếp xúc chiến lược” mới trong bối cảnh sắp có sự chuyển giao quyền lực ở Mỹ, người ta có lý do để đặt câu hỏi, phải chăng Mỹ - Trung đang muốn thay đổi khuôn khổ quan hệ Mỹ - Trung, từ quan hệ “cạnh tranh là thường xuyên, hợp tác khi có thể và đối đầu khi bắt buộc” sang “quản lý cạnh tranh”, hợp tác cùng có lợi, đi đến chung sống hòa bình”?
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất từng có của đất nước. Dự án này đã có một lịch sử dài với nhiều dư luận trái nhiều và đã gây tranh cãi trên cả diễn đàn Quốc hội và ngoài xã hội trong gần hai thập kỷ qua.
Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới với chủ trương rõ ràng là thực thi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Năm 2023, trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do bất ổn địa chính trị, đặc biệt là cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được kết quả khả quan, có xu hướng tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước trong suốt năm.
Theo một nghiên cứu của Chương trình Dữ liệu về xung đột của Viện Nghiên cứu Hoà bình ở Oslo thì số lượng, mức độ khốc liệt và độ dài của xung đột hiện tại là lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Chúng ta vừa trải qua một năm 2023 đầy biến động, đặc biệt là những biến động địa chính trị có tác động quyết định đến kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới phải chịu tác động của đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga và Ukraine, khủng hoảng giá sinh hoạt và gần đây nhất là cuộc tấn công của Hamas vào Israel và cuộc phản công của Israel. Những sự kiện này phủ bóng tối lên kinh tế thế giới năm 2023 và có thể cả những năm tiếp theo.
Thế giới hiện đang phát triển theo xu hướng đa cực, trật tự một cực do Mỹ thống trị kể từ sau Chiến tranh lạnh cũng dần mất đi ưu thế. Giữa bối cảnh đó, sự trỗi dậy của các nước vốn kiên định theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, Trung Quốc… đã cho thấy rõ, đây là một một bước chuyển quan trọng trên bản đồ chính trị toàn cầu.
Nhìn lại ba năm cầm quyền của ông Biden lành ít, dữ nhiều, khó khăn chồng chất là bắt nguồn từ hai cuộc chiến tranh ở châu Âu và Trung Đông và đại dịch Covid-19, là ba năm thế giới đi vào nghèo đói, nước Mỹ rơi vào khủng hoảng chính trị, suy giảm về kinh tế…
BRICS - Xu thế thời đại